Nhà máy điện hạt nhân là gì? Nhà máy điện hạt nhân để làm gì? Nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam kiểm soát hạt nhân ra sao?
Nhà máy điện hạt nhân là gì? Nhà máy điện hạt nhân để làm gì?
Thông tin về nhà máy điện hạt nhân là gì, nhà máy điện hạt nhân để làm gì, nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam kiểm soát hạt nhân ra sao dưới đây:
(1) Nhà máy điện hạt nhân là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định về nhà máy điện hạt nhân như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Nhà máy điện hạt nhân là tổ hợp công trình bao gồm một hoặc nhiều tổ máy điện hạt nhân, hệ thống biến áp truyền tải điện lên lưới điện, nơi lưu trữ, lưu chuyển và xử lý chất phóng xạ được đặt tại cùng địa điểm và liên quan trực tiếp đến việc khai thác nhà máy điện hạt nhân đó.
Như vậy, Nhà máy điện hạt nhân là tổ hợp công trình bao gồm một hoặc nhiều tổ máy điện hạt nhân, hệ thống biến áp truyền tải điện lên lưới điện, nơi lưu trữ, lưu chuyển và xử lý chất phóng xạ được đặt tại cùng địa điểm và liên quan trực tiếp đến việc khai thác nhà máy điện hạt nhân đó.
(2) Nhà máy điện hạt nhân để làm gì?
Nhà máy điện hạt nhân được xây dựng để sản xuất điện năng thông qua quá trình phân hạch hạt nhân. Trong các lò phản ứng hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân (thường là uranium hoặc plutonium) bị phân hạch, giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Nhiệt này được sử dụng để làm nóng nước, tạo ra hơi nước, và làm quay tuabin kết nối với máy phát điện, từ đó tạo ra điện năng.
*Thông tin nhà máy điện hạt nhân để làm gì chỉ mang tính chất tham khảo!
Nhà máy điện hạt nhân là gì? Nhà máy điện hạt nhân để làm gì? Nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam kiểm soát hạt nhân ra sao? (Hình ảnh Internet)
Nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam kiểm soát hạt nhân ra sao?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định về nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam kiểm soát hạt nhân như sau:
- Đối với nhà máy điện hạt nhân, các đối tượng và khu vực chịu sự kiểm soát hạt nhân:
+ Nhiên liệu hạt nhân;
+ Vật liệu và thiết bị hạt nhân;
+ Nơi lưu giữ và xử lý vật liệu hạt nhân.
- Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm:
+ Thực hiện kế toán hạt nhân và định kỳ báo cáo kết quả kế toán hạt nhân theo yêu cầu của Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân;
+ Thực hiện các biện pháp giám sát đối với nhiên liệu hạt nhân;
+ Lưu trữ hồ sơ kế toán hạt nhân trong suốt thời gian hoạt động của nhà máy;
+ Chịu sự kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức quốc tế có liên quan;
+ Thực hiện các quy định khác của pháp luật đối với nguồn nhiên liệu hạt nhân.
- Thanh tra quốc tế:
+ Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thống nhất với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế về hình thức và kế hoạch thanh tra quốc tế đối với các đối tượng và khu vực chịu kiểm soát hạt nhân quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 70/2010/NĐ-CP;
+ Các cơ quan, tổ chức liên quan phải tuân thủ kế hoạch thanh tra quốc tế quy định tại điểm a khoản 3 Điều 14 Nghị định 70/2010/NĐ-CP.
- Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
+ Quy định và hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục kiểm soát hạt nhân;
+ Định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động kiểm soát hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định về mhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam như sau:
(1) Bộ Công Thương:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển điện hạt nhân;
- Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan;
- Hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết các hiệp định hợp tác, các điều ước quốc tế về nhà máy điện hạt nhân;
- Cấp Giấy phép vận hành thử; cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn Giấy phép hoạt động điện lực của nhà máy điện hạt nhân;
- Phê duyệt quy trình vận hành nhà máy điện hạt nhân;
- Hướng dẫn, hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc; yêu cầu của chủ đầu tư trong quá trình đầu tư phát triển dự án điện hạt nhân;
- Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong quản lý đầu tư phát triển, vận hành nhà máy điện hạt nhân;
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về nhà máy điện hạt nhân;
- Các nội dung khác theo chức năng, quyền hạn và theo phân công của Chính phủ.
(2) Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Ban hành các quy định liên quan đến an toàn nhà máy điện hạt nhân;
- Thực hiện hoạt động kiểm soát hạt nhân;
- Thẩm định an toàn trong các giai đoạn của dự án nhà máy điện hạt nhân;
- Hướng dẫn nội dung báo cáo phân tích an toàn;
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý cho cơ quan quản lý an toàn hạt nhân;
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nội dung kế hoạch kiểm xạ; quy định tiêu chuẩn phát thải phóng xạ, quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thiết lập khu vực hạn chế, khu vực bảo vệ và quan trắc phóng xạ môi trường tại nhà máy điện hạt nhân;
- Các nội dung khác theo chức năng, quyền hạn và theo phân công của Chính phủ.
(3) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước đối với nhà máy điện hạt nhân theo phân công của Chính phủ.
(4) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giám sát việc sử dụng đất;
- Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của chủ đầu tư; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành liên quan giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tử vi 12 con giáp ngày 6 4 2025 chi tiết? Tử vi 6 4 2025 ra sao? Tử vi ngày 6 4 2025 của 12 con giáp may mắn, tài lộc?
- Chức năng, nhiệm vụ của Ban Tài chính Kế toán theo Quyết định 60? Ban Tài chính Kế toán chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của ai?
- Danh sách ĐVHC sáp nhập và không sáp nhập tỉnh xã theo Dự thảo Nghị quyết sắp xếp ĐVHC phải đáp ứng tiêu chí gì?
- Xe chở thực phẩm tươi sống không chấp hành quy định về phòng dịch và bảo đảm vệ sinh môi trường thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Trường hợp nào được miễn thi lý thuyết bằng lái xe A1? Năm 2025 có bao nhiêu hạng giấy phép lái xe?