Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông cần những giấy tờ gì? Hồ sơ được giải quyết trong thời hạn bao lâu?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông cần những giấy tờ gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông sẽ được giải quyết trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc?
- Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông bị hư hỏng thì có thể xin cấp lại không?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông cần những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông như sau:
Cấp, gia hạn giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông
1. Cấp phép thử nghiệm
Tổ chức muốn thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông phải gửi 3 bộ hồ sơ tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép thiết lập thử nghiệm mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
b) Đề án thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, trong đó xác định rõ: Mục đích, phạm vi, quy mô đầu tư, thời hạn thử nghiệm; cấu hình mạng, loại hình dịch vụ, bên hợp tác cùng thử nghiệm (nếu có); giá cước dự định, (nếu có); tần số, kho số đề nghị được phép thử nghiệm (nếu có); các điều khoản, điều kiện để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng nếu sau khi kết thúc thời hạn cung cấp thử nghiệm dịch vụ, doanh nghiệp không đưa dịch vụ vào cung cấp chính thức.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông cần:
- Đơn đề nghị cấp phép thiết lập thử nghiệm mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông;
- Đề án thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.
Lưu ý: tổ chức thử nghiệm cần nêu rõ trong đề án thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông các thông tin như:
- Mục đích, phạm vi, quy mô đầu tư, thời hạn thử nghiệm;
- Cấu hình mạng, loại hình dịch vụ, bên hợp tác cùng thử nghiệm (nếu có);
- Giá cước dự định, (nếu có);
- Tần số, kho số đề nghị được phép thử nghiệm (nếu có);
- Các điều khoản, điều kiện để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng nếu sau khi kết thúc thời hạn cung cấp thử nghiệm dịch vụ, doanh nghiệp không đưa dịch vụ vào cung cấp chính thức.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp giấy phép viễn thông
...
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông cấp:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông ngoài trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
d) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng ngoài trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
...
Sau khi chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông thì tổ chức thử nghiệm cần gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông để cơ quan xem xét và cấp giấy phép.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông cần những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông sẽ được giải quyết trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc?
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông như sau:
Cấp, gia hạn giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông
..
2. Thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; thẩm định, xét cấp phép hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp phép trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức đề nghị cấp phép thử nghiệm biết.
...
Như vậy, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông của tổ chức thử nghiệp, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông tiếp nhận và xét tính hợp lệ của hồ sơ.
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông sẽ thẩm định, xét cấp phép hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp phép trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp từ chối cấp giấy phép, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức đề nghị cấp phép thử nghiệm biết.
Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông bị hư hỏng thì có thể xin cấp lại không?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 23/2011/NĐ-CP quy định về việc cấp lại giấy phép viễn thông như sau:
Cấp lại giấy phép viễn thông
Trường hợp giấy phép viễn thông bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, tổ chức đã được cấp phép phải gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép viễn thông theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông xét cấp lại hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp lại giấy phép trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại giấy phép. Tổ chức được cấp lại giấy phép viễn thông có trách nhiệm nộp lệ phí cấp lại giấy phép theo quy định.
Như vậy, trong trường hợp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông bị hư hỏng (bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác) thì tổ chức thử nghiệm có thể xin cấp lại giấy phép.
Tổ chức phải gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép viễn thông theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tới cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông xét cấp lại hoặc trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp lại giấy phép trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại giấy phép. Tổ chức được cấp lại giấy phép viễn thông có trách nhiệm nộp lệ phí cấp lại giấy phép theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?