Hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức chủ trì chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đánh giá theo tiêu chí nào?
- Hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức chủ trì chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những tài liệu nào?
- Hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức chủ trì chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đánh giá theo các tiêu chí nào?
- Kinh phí thực hiện chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến từ các nguồn nào?
Hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức chủ trì chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức chủ trì chương trìnhkhoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy định về quản lý Chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BGDĐT như sau:
Hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì chương trình
1. Hồ sơ chương trình bao gồm:
a) Thuyết minh chương trình (Mẫu 9);
b) Tóm tắt lý lịch khoa học của chủ nhiệm chương trình và các thành viên Ban Chủ nhiệm chương trình theo đề xuất của tổ chức đăng ký chủ trì chương trình (Mẫu 10);
c) Hồ sơ về tiềm lực cơ sở vật chất của tổ chức chủ trì chương trình (Mẫu 11);
d) Văn bản của đơn vị phối hợp tham gia thực hiện chương trình (Mẫu 12).
2. Hồ sơ chương trình đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp phải được niêm phong và ghi rõ bên ngoài: tên chương trình; tên, địa chỉ của tổ chức chủ trì chương trình; họ và tên của chủ nhiệm chương trình dự kiến, danh mục tài liệu có trong hồ sơ, 01 bản gốc và 01 file điện tử các tài liệu của bộ hồ sơ gốc theo định dạng MS hoặc Open-Office. Hồ sơ chương trình đã nộp có thể thay thế bằng hồ sơ mới hoặc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn quy định. Văn bản bổ sung là bộ phận cấu thành của hồ sơ.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức chủ trì chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những tài liệu sau:
- Thuyết minh chương trình;
- Tóm tắt lý lịch khoa học của chủ nhiệm chương trình và các thành viên Ban Chủ nhiệm chương trình theo đề xuất của tổ chức đăng ký chủ trì chương trình;
- Hồ sơ về tiềm lực cơ sở vật chất của tổ chức chủ trì chương trình;
- Văn bản của đơn vị phối hợp tham gia thực hiện chương trình.
Hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức chủ trì chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đánh giá theo các tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức chủ trì chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đánh giá theo các tiêu chí nào?
Hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức chủ trì chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đánh giá theo các tiêu chí được quy định tại Điều 14 Quy định về quản lý Chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BGDĐT như sau:
Tiêu chí và thang điểm đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì chương trình
Hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện chương trình được đánh giá, chấm điểm tối đa 100 điểm theo các nhóm tiêu chí và thang điểm sau:
1. Tính cấp thiết của chương trình (tối đa 10 điểm).
2. Mục tiêu chương trình (tối đa 10 điểm).
3. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện (tối đa 15 điểm).
4. Sản phẩm của chương trình (tối đa 30 điểm).
5. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng (tối đa 10 điểm).
6. Năng lực thực hiện chương trình (tối đa 10 điểm).
7. Tính hợp lý và tính khả thi của phương án huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện chương trình (tối đa 10 điểm).
8. Điểm thưởng (dành cho tổ chức đề xuất chương trình) (tối đa 5 điểm).
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức chủ trì chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đánh giá theo các tiêu chí sau:
- Tính cấp thiết của chương trình (tối đa 10 điểm).
- Mục tiêu chương trình (tối đa 10 điểm).
- Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện (tối đa 15 điểm).
- Sản phẩm của chương trình (tối đa 30 điểm).
- Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng (tối đa 10 điểm).
- Năng lực thực hiện chương trình (tối đa 10 điểm).
- Tính hợp lý và tính khả thi của phương án huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện chương trình (tối đa 10 điểm).
- Điểm thưởng (dành cho tổ chức đề xuất chương trình) (tối đa 5 điểm).
Kinh phí thực hiện chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến từ các nguồn nào?
Kinh phí thực hiện chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến từ các nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Quy định về quản lý Chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BGDĐT như sau:
Kinh phí thực hiện chương trình
1. Kinh phí thực hiện chương trình bao gồm ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
2. Kinh phí thực hiện chương trình do các tổ chức và cá nhân tự đầu tư.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí thực hiện chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?