Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam bao gồm những giấy tờ nào?
- Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam bao gồm những giấy tờ nào?
- Các loại giấy tờ trong hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất, nhập khẩu được thể hiện bằng ngôn ngữ gì?
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam có thời hạn bao lâu?
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam bao gồm những giấy tờ nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 28/2012/TT-BCT quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu như sau:
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo Mẫu MĐ-1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nơi thương nhân đăng ký thành lập về việc thương nhân không hiện diện không bị tước quyền hoạt động thương mại hoặc đang chịu các hình phạt liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật nước ngoài nơi thương nhân nước ngoài thành lập;
c) Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nơi thương nhân đăng ký thành lập về việc thương nhân không hiện diện không có tiền án, không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự đối với thương nhân không hiện diện là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật đối với thương nhân không hiện diện là tổ chức kinh tế;
d) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương đối với thương nhân là tổ chức kinh tế; bản sao có chứng thực giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thương nhân là cá nhân;
đ) Bản sao có chứng thực báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc nghĩa vụ tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật nước đó;
e) Bản chính văn bản xác nhận vốn kinh doanh, số tài khoản tại ngân hàng nơi thương nhân nước ngoài thành lập;
g) Văn bản thỏa thuận giữa người đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam với thương nhân không hiện diện, nêu rõ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại;
h) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức kinh tế đại diện cho thương nhân không hiện diện tại Việt Nam hoặc bản sao có chứng thực chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với người đại diện là cá nhân.
...
Theo đó, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam bao gồm những thành phần sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo Mẫu MĐ-1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BCT;
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu: Tải về
- Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nơi thương nhân đăng ký thành lập về việc thương nhân không hiện diện không bị tước quyền hoạt động thương mại hoặc đang chịu các hình phạt liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật nước ngoài nơi thương nhân nước ngoài thành lập;
- Bản chính Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nơi thương nhân đăng ký thành lập về việc thương nhân không hiện diện không có tiền án, không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự đối với thương nhân không hiện diện là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật đối với thương nhân không hiện diện là tổ chức kinh tế;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương đối với thương nhân là tổ chức kinh tế; bản sao có chứng thực giấy chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thương nhân là cá nhân;
- Bản sao có chứng thực báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc nghĩa vụ tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật nước đó;
- Bản chính văn bản xác nhận vốn kinh doanh, số tài khoản tại ngân hàng nơi thương nhân nước ngoài thành lập;
- Văn bản thỏa thuận giữa người đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam với thương nhân không hiện diện, nêu rõ tên, địa chỉ liên lạc, số điện thoại;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức kinh tế đại diện cho thương nhân không hiện diện tại Việt Nam hoặc bản sao có chứng thực chứng minh thư, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với người đại diện là cá nhân.
Quyền xuất, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam (Hình từ Internet)
Các loại giấy tờ trong hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất, nhập khẩu được thể hiện bằng ngôn ngữ gì?
Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2012/TT-BCT quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu như sau:
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
...
3. Các giấy tờ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều này phải được dịch sang tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp văn bản quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự.
...
Theo đó, các giấy tờ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 5 Thông tư 28/2012/TT-BCT phải được dịch sang tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam
Trường hợp văn bản quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Thông tư 28/2012/TT-BCT bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự.
Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam có thời hạn bao lâu?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 28/2012/TT-BCT quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu như sau:
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
...
3. Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu là 05 (năm) năm.
...
Theo đó, thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu là 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?