Hồ sơ cán bộ, công chức trong tổ chức công đoàn được quản lý, sử dụng và bảo quản theo chế độ nào?
Hồ sơ cán bộ công đoàn là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 821/QĐ-TLĐ năm 2015 quy định về hồ sơ và hồ sơ gốc của cán bộ công đoàn như sau:
Hồ sơ và hồ sơ gốc của cán bộ công đoàn
1. Hồ sơ cán bộ công đoàn là tài liệu pháp lý phản ánh các thông tin cơ bản nhất về cán bộ công đoàn, bao gồm: nguồn gốc xuất thân, quá trình học tập, quá trình công tác, hoàn cảnh kinh tế, phẩm chất, trình độ, năng lực, các mối quan hệ gia đình và xã hội, thể hiện ở sơ yếu lý lịch, văn bằng, chứng chỉ và các văn bản tài liệu có liên quan khác, được cập nhật trong quá trình công tác của cán bộ công đoàn kể từ khi được tuyển dụng.
2. Hồ sơ gốc: là hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền quản lý lập và xác nhận lần đầu khi công chức, viên chức được tuyển dụng theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ gốc như quy định tại Điều 7 Quy chế này.
Như vậy, hồ sơ cán bộ công đoàn là tài liệu pháp lý phản ánh các thông tin cơ bản nhất về cán bộ công đoàn, bao gồm:
(1) Nguồn gốc xuất thân;
(2) Quá trình học tập, quá trình công tác;
(3) Hoàn cảnh kinh tế;
(4) Phẩm chất, trình độ, năng lực;
(5) Các mối quan hệ gia đình và xã hội;
Những thông tin trên được thể hiện ở sơ yếu lý lịch, văn bằng, chứng chỉ và các văn bản tài liệu có liên quan khác, được cập nhật trong quá trình công tác của cán bộ công đoàn kể từ khi được tuyển dụng.
Hồ sơ cán bộ công đoàn là gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cán bộ, công chức trong tổ chức công đoàn được quản lý, sử dụng và bảo quản theo chế độ nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 821/QĐ-TLĐ năm 2015 quy định về nguyên tắc quản lý hồ sơ như sau:
Nguyên tắc quản lý hồ sơ
1. Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong công tác quản lý hồ sơ cán bộ công đoàn.
2. Công tác xây dựng và quản lý hồ sơ cán bộ công đoàn được thực hiện thống nhất, khoa học và phải phản ánh được đầy đủ, chính xác thông tin của từng cán bộ công đoàn từ khi được tuyển dụng hoặc tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị công đoàn cho đến khi không làm việc tại cơ quan, đơn vị công đoàn.
3. Hồ sơ cán bộ công đoàn được quản lý, sử dụng và bảo quản theo chế độ tài liệu mật do nhà nước quy định, chỉ những người được Thủ trưởng cơ quan hoặc người có thẩm quyền quản lý hồ sơ đồng ý bằng văn bản mới được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ của cán bộ công đoàn. Nghiêm cấm việc tự ý phát tán thông tin trong hồ sơ cán bộ công đoàn.
4. Cán bộ công đoàn có trách nhiệm kê khai đầy đủ, rõ ràng, chính xác và chịu trách nhiệm về tính trung thực của những thông tin trong hồ sơ do mình kê khai. Những tài liệu do cán bộ công đoàn kê khai phải được cơ quan quản lý xác nhận.
5. Hồ sơ cán bộ công đoàn phải được xây dựng, lưu trữ, và bảo quản bằng công nghệ thông tin để quản lý, sử dụng và khai thác nhanh chóng, chính xác, có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý, phân tích chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ cán bộ, công chức trong tổ chức công đoàn được quản lý, sử dụng và bảo quản theo chế độ tài liệu mật do nhà nước quy định.
Chỉ những người được Thủ trưởng cơ quan hoặc người có thẩm quyền quản lý hồ sơ đồng ý bằng văn bản mới được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ của cán bộ công đoàn.
Nghiêm cấm việc tự ý phát tán thông tin trong hồ sơ cán bộ công đoàn.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm quản lý hồ sơ của những đối tượng nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 821/QĐ-TLĐ năm 2015 quy định về phân cấp quản lý hồ sơ như sau:
Phân cấp quản lý hồ sơ
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý hồ sơ:
- Hồ sơ cán bộ, công chức, người lao động tại cơ quan Tổng Liên đoàn.
- Hồ sơ của chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- Hồ sơ của cấp trưởng, cấp phó, kế toán trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- Sơ yếu lý lịch và bản bổ sung lý lịch hàng năm của các ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
2. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (gọi chung là công đoàn cấp tỉnh) quản lý hồ sơ cán bộ thuộc diện quản lý của đơn vị mình gồm:
- Cán bộ, công chức, người lao động tại cơ quan công đoàn cấp tỉnh.
...
Như vậy, theo quy định, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm quản lý hồ sơ của những đối tượng sau đây:
(1) Hồ sơ cán bộ, công chức, người lao động tại cơ quan Tổng Liên đoàn.
(2) Hồ sơ của chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
(3) Hồ sơ của cấp trưởng, cấp phó, kế toán trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn.
(4) Sơ yếu lý lịch và bản bổ sung lý lịch hàng năm của các ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?