Hộ kinh doanh có được buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với những loại thuốc thú y hay không?
- Hộ kinh doanh có được buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với những loại thuốc thú y hay không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt hộ kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với những loại thuốc thú y không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với những loại thuốc thú y là bao lâu?
Hộ kinh doanh có được buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với những loại thuốc thú y hay không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định 31/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau:
Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như: Lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc y tế, thuốc thú y;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá dưới 5.000.000 đồng;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn;
d) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong quá trình hoạt động kinh doanh.
...
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 (hai) lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Theo quy định trên, hộ kinh doanh không được buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với những loại thuốc thú y.
Nếu vi phạm thì hộ kinh doanh này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Hộ kinh doanh có được buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với những loại thuốc thú y hay không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt hộ kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với những loại thuốc thú y không?
Theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 31/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật với mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng đối với cá nhân, và tối đa là 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do hộ kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với những loại thuốc thú y có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 2.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt hộ kinh doanh này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với những loại thuốc thú y là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật là một năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thực vật, sản phẩm thực vật thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
2. Thời Điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với những loại thuốc thú y là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?