Hộ gia đình trồng rừng sản xuất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có được nhận hỗ trợ kinh phí trồng rừng từ ngân sách nhà nước không?

Phần đất của hộ gia đình chúng tôi hiện nay chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, chúng tôi muốn thực hiện trồng rừng sản xuất tại phần đất này thì không biết hộ gia đình tôi có được hỗ trợ kinh phí trồng rừng không khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Câu hỏi của anh Lộc từ Đồng Nai.

Hộ gia đình trồng rừng sản xuất có quyền và nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?

Căn cứ Điều 8 Quyết định 38/2016/QĐ-TTg quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng (gọi tắt là chủ rừng) khi trồng rừng sản xuất như sau:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng (gọi tắt là chủ rừng) khi trồng rừng sản xuất
1. Quyền lợi: Được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng, khi khai thác sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chủ rừng sử dụng tối đa 30% diện tích đất đã được giao, được thuê nhưng chưa có rừng để đầu tư phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, trong đó diện tích đất dành cho xây dựng hạ tầng (đường giao thông, công trình kiên cố, nhà máy) tối đa là 20%.
3. Nghĩa vụ: Khi khai thác sản phẩm rừng trồng, chủ rừng phải nộp cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của xã và Quỹ bảo vệ phát triển rừng thôn, bản, số tiền tương đương với 80 kg thóc/ha/chu kỳ rừng trồng, trong đó trích nộp cho mỗi quỹ là 50%.
Diện tích rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng nhận khoán của các Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ hoặc doanh nghiệp quốc doanh (gọi tắt là bên giao khoán) thì chủ rừng (bên nhận khoán) nộp số tiền trên cho bên giao khoán. Ngoài ra chủ rừng không phải nộp thêm bất cứ khoản gì cho bên giao khoán.
Sau khi khai thác rừng trồng, trong vòng 12 tháng, chủ rừng phải tự tổ chức trồng lại rừng theo quy định.
Chủ rừng đã nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước để trồng rừng, nếu sau 5 năm mà rừng không đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước thì chủ rừng phải tự bỏ vốn để trồng lại rừng hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước số tiền đã nhận hỗ trợ cộng với lãi suất thương mại tại thời điểm thu hồi.
Trường hợp mất rừng do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, sâu bệnh không phải hoàn trả số tiền đã nhận hỗ trợ.
4. Đối với diện tích rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được trồng bằng nguồn vốn của Chương trình 327 trước đây và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nay quy hoạch là rừng sản xuất thì quyền và nghĩa vụ của chủ rừng được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Theo đó, hộ gia đình khi thực hiện trồng rừng sản xuất sẽ có quyền và nghĩa vụ theo quy định nêu trên.

Trồng rừng sản xuất

Trồng rừng sản xuất (Hình từ Internet)

Trường hợp trồng rừng sản xuất thì hộ gia đình được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quyết định 38/2016/QĐ-TTg quy định về mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với hộ gia đình trồng rừng sản xuất như sau:

Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán và khuyến lâm
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc được quy hoạch là rừng sản xuất được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước, mức hỗ trợ cụ thể như sau:
a) Trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây đa mục đích, cây bản địa, mức hỗ trợ 8 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi) và cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha), mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha.
b) Trồng rừng sản xuất tại các xã biên giới, các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Nguyên được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/ha ngoài mức hỗ trợ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Như vậy, đối với hộ gia đình trồng rừng sản xuất thì được hưởng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như sau:

- Trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây đa mục đích, cây bản địa, mức hỗ trợ 8 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi) và cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha), mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha.

- Trồng rừng sản xuất tại các xã biên giới, các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Nguyên được hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/ha ngoài mức 5 triệu đồng/ ha.

Hộ gia đình trồng rừng sản xuất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có được nhận hỗ trợ kinh phí trồng rừng từ ngân sách nhà nước không?

Căn cứ khoản 7 Điều 5 Quyết định 38/2016/QĐ-TTg quy định về điều kiện để nhận hỗ trợ như sau:

Hỗ trợ trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán và khuyến lâm
...
7. Điều kiện nhận hỗ trợ:
a) Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng phải có đất quy hoạch trồng rừng sản xuất được cấp có thẩm quyền giao hoặc được thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp. Đối với doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức khác, đất trồng rừng sản xuất phải được giao khoán cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ổn định lâu dài (tối thiểu một chu kỳ).
b) Nguồn giống trồng rừng (hạt giống, trái giống hoặc cây giống) phải có xuất xứ từ cơ sở sản xuất giống đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận về nguồn giống theo quy định.

Như vậy trong trường hợp của anh, nếu như chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải được Ủy ban nhân dân xã xác nhận đã sử dụng đất ổn định trong vòng 03 năm trở lên không có tranh chấp.

Đồng thời nguồn giống trồng rừng (hạt giống, trái giống hoặc cây giống) phải có xuất xứ từ cơ sở sản xuất giống đã được cơ quan có thẩm quyền thì mới đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tải về quy định liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện hành
Đất trồng rừng sản xuất
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tải về quy định liên quan đến Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai có thẩm quyền đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có sai sót thông tin của người được cấp giấy chứng nhận?
Pháp luật
Cho thuê nhà ở có bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không?
Pháp luật
Xây nhà xong có bắt buộc đăng ký tài sản gắn liền với đất vào sổ đỏ không? Nếu không đăng ký thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là mẫu nào?
Pháp luật
Cần lưu ý thông thông tin gì ở trang đầu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thực hiện mua bán?
Pháp luật
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời có phải là quyết định hành chính không? Có là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính không?
Pháp luật
Tòa án có được hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Tòa án cấp nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận?
Pháp luật
Có được cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đăng ký biến động đất đai do hợp thửa đất, tách thửa đất không?
Pháp luật
Trên đất có mồ mả của ông bà thì có được cấp sổ đỏ hay không? Nếu được thì cần những giấy tờ gì để cấp sổ đỏ?
Pháp luật
Có cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi thay đổi địa chỉ thửa đất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2,935 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào