Công chức đảm nhiệm vị trí lãnh đạo quản lý ở các cơ quan tổ chức hành chính thì được tính khi xác định cơ cấu ngạch không?
Ngạch công chức được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý, phân công, bố trí, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức.
2. Cơ quan quản lý cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
3. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên ta có thể hiểu ngạch công chức là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Ngạch công chức được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)
Trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BNV có quy định:
Trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức
1. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư này và căn cứ danh mục vị trí việc làm và số lượng biên chế công chức bố trí theo từng vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức mình để xác định tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch công chức theo từng chuyên ngành tại cơ quan, tổ chức, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phê duyệt cơ cấu ngạch công chức phù hợp với mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động của cơ quan sử dụng công chức.
3. Bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tham mưu, giúp người đứng đầu thực hiện việc xác định số lượng ngạch công chức và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, theo căn cứ trên thì trình tự xác định cơ cấu ngạch công chức hiện nay như sau:
- Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BNV và căn cứ danh mục vị trí việc làm và số lượng biên chế công chức bố trí theo từng vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức mình để xác định tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch công chức theo từng chuyên ngành tại cơ quan, tổ chức, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phê duyệt cơ cấu ngạch công chức phù hợp với mức độ phức tạp của công việc theo vị trí việc làm, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động của cơ quan sử dụng công chức.
- Bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tham mưu, giúp người đứng đầu thực hiện việc xác định số lượng ngạch công chức và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Công chức đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo quản lý tại các cơ quan tổ chức hành chính thì có được tính khi xác định cơ cấu ngạch không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BNV được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 04/2024/TT-BNV có quy định về xác định cơ cấu ngạch chức chức như sau:
Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức
1. Việc xác định cơ cấu ngạch công chức của từng cơ quan, tổ chức hành chính của các bộ, ngành, địa phương được căn cứ vào:
a) Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành và vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung do Bộ Nội vụ và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn theo quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;
b) Mức độ phức tạp của công việc và số lượng biên chế công chức cần bố trí theo từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức chuyên ngành tương ứng với vị trí việc làm.
2. Khi xác định cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính thì không tính cán bộ, công chức đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý.
Trong thời gian chưa thực hiện trả lương theo chức vụ, chức danh theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được dự thi, xét nâng ngạch tương ứng với mức độ phức tạp của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý nhưng không tính vào cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức
Như vậy, theo quy định trên thì công chức đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo quản lý tại các cơ quan tổ chức hành chính thì không được tính khi xác định cơ cấu ngạch công chức.
Ngoài ra, trong thời gian chưa thực hiện trả lương theo chức vụ, chức danh theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được dự thi, xét nâng ngạch tương ứng với mức độ phức tạp của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý nhưng không tính vào cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- 14 chức danh không chuyên trách cấp xã theo Nghị định 33: áp dụng với ĐVHC loại nào, do ai quy định?
- 2 Bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong xã hội? Lập dàn ý? Chương trình ngữ văn được xây dựng trên nền tảng gì?
- Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 4 4 2025? Tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo 4 4 2025? Dự đoán tử vi 12 cung hoàng đạo 4 4 2025?
- 18 Caption ngày Valentine đen? Caption ngày Valentine đen ý nghĩa? Ngày Valentine Đen có phải là ngày lễ lớn ở Việt Nam?
- 3 Bài thơ lan tỏa niềm đam mê và văn hóa đọc tại Ngày hội đọc sách? Mục đích của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam?