Tuyển sinh năm 2025 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội theo thông tin mới nhất? Tuyển sinh NEU 2025?

Tuyển sinh năm 2025 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội theo thông tin mới nhất? Tuyển sinh NEU 2025?

Tuyển sinh năm 2025 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội theo thông tin mới nhất? Tuyển sinh NEU 2025?

Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) đã có Quyết định 377/QĐ-ĐHKTQD năm 2025 ban hành Thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2025.

>>> TẢI VỀ Quyết định 377/QĐ-ĐHKTQD năm 2025

Theo đó, Quyết định 377/QĐ-ĐHKTQD năm 2025 thì phương thức tuyển sinh năm 2025 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (ĐHKTQD) theo các phương thức và chỉ tiêu như sau cụ thể như sau:

TT

Phương thức tuyển sinh

Chỉ tiêu

1

Xét tuyển thẳng

3%

2

3

Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Xét tuyển kết hợp

97%

(1) Xét tuyển thẳng

Xét tuyển thẳng áp dụng cho các đối tượng theo Điều 8 Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và theo quy định của Đại học Kinh tế Quốc dân, cụ thể như sau:

- Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia, thời gian đạt giải không quá 03 năm tính đến thời điểm xét tuyển thẳng và tốt nghiệp THPT năm 2025 được xét tuyển thẳng vào ngành thí sinh đăng ký theo chỉ tiêu phân bổ của Đại học Kinh tế Quốc dân.

- Thí sinh đoạt giải nhất trong kỳ thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia, thời gian đạt giải không quá 03 năm tỉnh đến thời điểm xét tuyển thẳng và tốt nghiệp THPT năm 2025 được xét tuyển thẳng vào các ngành theo danh mục thông báo của Đại học Kinh tế Quốc dân.

- Đối với các thí sinh đối tượng khác theo thông báo cụ thể của Đại học Kinh tế Quốc dân.

(2) Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 áp dụng cho các đối tượng thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 bao gồm thí sinh liên thông cao đẳng lên đại học chính quy, áp dụng cho tất cả các mã tuyển sinh năm 2025 của Đại học Kinh tế Quốc dân tại mục 4.

ĐHKTQD sử dụng 04 tổ hợp là 400 (Toán-Lý-Hóa), 401 (Toán-Lý-Anh), D01 (Toán-Văn-Anh), D07 (Toán-Hóa-Anh) và không có chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển, các môn trong tổ hợp là hệ số 1.

(3) Xét tuyển kết hợp áp dụng với tất cả các mã tuyển sinh năm 2025 và cho các thí sinh như sau

- Thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT từ 1200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên được các tổ chức quốc tế cấp từ ngày 01/6/2023 đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển kết hợp vào Đại học chính quy năm 2025.

+ Thi sinh khi thi SAT, ACT cần đăng ký mã của Đại học Kinh tế quốc dân với tổ chức thi SAT là 7793-National Economics University và ACT là 1767-National Economics University. Nếu thí sinh đã thi mà chưa đăng ký mã của Đại học Kinh tế Quốc dân thì cần đăng ký lại với tổ chức thi SAT hoặc ACT

- Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội (HSA) từ 85 điểm trở lên hoặc đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM (APT) từ 700 điểm trở lên hoặc có điểm thì đánh giả tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội (TSA) từ 60 điểm trở lên hoặc thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 hoặc TOEFL IBT từ 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 &W 150) trở lên kết hợp với một trong các điểm thi HSA/APT/TSA nêu trên.

+ Các điểm thì HSA/APT/TSA có thời hạn trong các năm 2023, 2024, 2025

+ Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS/TOEFL IBT/TOEIC được các tổ chức quốc tế cấp từ ngày 01/6/2023 đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển kết hợp vào Đại học chính quy năm 2025.

- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 hoặc TOEFL iBT từ 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 &W 150) trở lên kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của môn Toán và 01 môn khác môn tiếng Anh thuộc các tổ hợp xét tuyển của Đại học.

+ Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS/TOEFL IBT/TOEIC được các tổ chức quốc tế cấp từ ngày 01/6/2023 đến thời điểm kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển kết hợp vào Đại học chính quy năm 2025.

* Lưu ý: Phương thức xét tuyển kết hợp không xét tuyển đổi với tất cả các chứng chỉ có hình thức thi "home edition".

- Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được quy đổi điểm như sau:

IELTS

TOEFL

iBT

TOEIC (L&R/S/W)

Điểm quy đổi

7.5 – 9.0

102 trở lên

965/190/190 trở lên

10

7.0

94 - 101

945/180/180

9.5

6.5

79 - 93

890/170/170

9.0

6.0

60 – 78

840/160/160

8.5

6.5

46 - 59

785/160/150

8.0

*Trên đây là "Tuyển sinh năm 2025 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội theo thông tin mới nhất?"

Tuyển sinh năm 2025 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội theo thông tin mới nhất? Tuyển sinh NEU 2025?

Tuyển sinh năm 2025 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội theo thông tin mới nhất? Tuyển sinh NEU 2025? (Hình từ Internet)

Các thông tin cần thiết khác để thí sinh dự tuyển vào Đại học Kinh tế Quốc dân 2025?

Căn cứ tại mục 5 phần II Quyết định 377/QĐ-ĐHKTQD năm 2025, các thông tin cần thiết khác để thí sinh dự tuyển vào Đại học Kinh tế Quốc dân 2025 như sau:

(1) Các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển

ĐHKTQD không tổ chức sơ tuyển, không áp dụng thêm tiêu chí phụ trong xét tuyển ngoài các quy định trong Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

(2) Điểm cộng

Tổng điểm cộng, điểm thưởng, điểm khuyến khích (gọi chung là điểm cộng) đối với thí sinh có thành tích đặc biệt, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm xét (tối đa 3 điểm đối với thang điểm 30)

(3) Tiêu chí phân ngành, chương trình đào tạo đối với các mã tuyển sinh theo nhóm ngành

Từ năm 2025 (khóa 67), ĐHKTQD tuyển sinh ngay từ đầu đối với 5 chương trình đào tạo tiên tiến và 16 chương trình đào tạo chất lượng cao (tuyển sinh như đối với chương trình đào tạo chính quy tiêu chuẩn) với 02 mã tuyển sinh chương trình tiên tiến (TT1 và TT2) và 03 mã tuyển sinh chương trình chất lượng cao (CLC1, CLC2, CLC3). Các mã tuyển sinh bao gồm các chương trình đào tạo ở các nhóm ngành khác nhau. Việc lựa chọn các chương trình đào tạo vào các tổ hợp xét tuyển dựa trên căn cứ sau:

- Việc tổ chức thực hiện tuyển sinh đảm bảo nguyên tắc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho các thí sinh;

- Các chương trình đào tạo cùng một phương thức đào tạo: tiên tiến hoặc chất lượng cao được xem xét đưa vào cùng một tổ hợp xét tuyển.

- Các chương trình đào tạo có mức độ quan tâm của các thí sinh trong các khóa tuyển sinh trong những năm gần đây.

(4) Các thông tin khác

- ĐHKTQD xét tuyển (đối với từng thí sinh) theo mức độ ưu tiên từ cao xuống thấp trong các NV đã đăng ký (NV1 là NV ưu tiên cao nhất). Thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng (NV) theo mã ngành/chương trình của Đại học và chỉ trúng tuyển 01 (một) NV có ưu tiên cao hơn và sẽ không được xét các NV có mức độ ưu tiên tiếp theo. + ĐH KTQD xét tuyển theo mã ngành/chương trình, lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu, không phân biệt thứ tự NV giữa các thí sinh.

- Điểm xét tuyển theo thang 30 và làm tròn đến hai chữ số thập phân.

- ĐHKTQD không sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ, không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ các kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi THPT quốc gia các năm trước để tuyển sinh, không cộng điểm ưu tiên thí sinh có chứng chỉ nghề.

- Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy gồm: chính quy đại học/hệ chuẩn và liên thông chính quy (cao đẳng – đại học; đại học – đại học/văn bằng 2) được linh hoạt điều chuyển, đảm bảo tổng chỉ tiêu không vượt tổng chỉ tiêu đã đăng ký và công bố.

Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh Đại học 2025 là gì?

Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh Đại học 2025 được quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

(1) Công bằng đối với thí sinh

- Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;

- Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;

- Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;

- Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;

- Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.

(2) Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo

- Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;

- Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

(3) Minh bạch đối với xã hội

- Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;

- Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.

Tuyển sinh Đại học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tuyển sinh năm 2025 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội theo thông tin mới nhất? Tuyển sinh NEU 2025?
Pháp luật
Phương thức tuyển sinh trường Đại học Kinh tế Tài chính UEF 2025? Tổ hợp môn xét tuyển UEF 2025?
Pháp luật
Phương thức tuyển sinh Học viện Ngoại giao 2025? Phương thức tuyển sinh DAV 2025? Chỉ tiêu tuyển sinh DAV 2025?
Pháp luật
Phương thức tuyển sinh trường Đại học Y tế Công cộng 2025? Điểm chuẩn trường Đại học Y tế Công cộng 2024 thế nào?
Pháp luật
Phương thức tuyển sinh trường Đại học Y Hà Nội 2025? Điểm chuẩn trường Đại học Y Hà Nội 2024 thế nào?
Pháp luật
Phương thức tuyển sinh trường Đại học Điện lực 2025? Chỉ tiêu tuyển sinh trường Đại học Điện lực 2025 thế nào?
Pháp luật
Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Hà Nội 2025? Chỉ tiêu tuyển sinh trường Đại học Hà Nội 2025 thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp đề minh họa thi Đánh giá năng lực qua các năm đầy đủ, chi tiết? Thông tin kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM 2025?
Pháp luật
Thông tư 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Điểm mới Thông tư 06 quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ Giáo dục? Điểm mới quy chế tuyển sinh đại học 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tuyển sinh Đại học
23 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tuyển sinh Đại học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tuyển sinh Đại học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào