Hộ chăn nuôi không đảm bảo tiêu chuẩn hệ thống lắng, ủ, thu gom nước thải bị xử lý vi phạm như thế nào?
- Quy chuẩn về nước thải chăn nuôi có áp dụng đối với hộ chăn nuôi của gia đình hay không?
- Tiêu chuẩn đối với hệ thống lắng, ủ, thu gom nước của hộ chăn nuôi có lượng nước thải nhỏ hơn 2m3/ngày như thế nào?
- Hộ chăn nuôi không đảm bảo tiêu chuẩn hệ thống lắng, ủ, thu gom đảm bảo vệ sinh thì bị xử lý vi phạm như thế nào?
Quy chuẩn về nước thải chăn nuôi có áp dụng đối với hộ chăn nuôi của gia đình hay không?
Tại tiểu mục 1.2 và tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62-MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi có nêu:
1.2. Đối tượng áp dụng
1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng riêng cho nước thải chăn nuôi. Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải chăn nuôi ra nguồn tiếp nhận nước thải tuân thủ quy định tại quy chuẩn này.
1.2.2. Nước thải chăn nuôi xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải chăn nuôi là nước thải xả ra từ quá trình chăn nuôi các loại động vật, bao gồm cả chăn nuôi của hộ gia đình.
Nước thải sinh hoạt của cơ sở chăn nuôi khi nhập vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi thì tính chung là nước thải chăn nuôi.
1.3.2. Nguồn tiếp nhận nước thải là: hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; hồ, ao, đầm, phá; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định.
Theo đó thì quy chuẩn về nước thải chăn nuôi áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải chăn nuôi ra nguồn tiếp nhận nước thải bao gồm cả hộ chăn nuôi.
Hộ chăn nuôi không đảm bảo tiêu chuẩn hệ thống lắng, ủ, thu gom nước thải bị xử lý vi phạm thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn đối với hệ thống lắng, ủ, thu gom nước của hộ chăn nuôi có lượng nước thải nhỏ hơn 2m3/ngày như thế nào?
Trường hợp là cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 2 mét khối trên ngày thì căn cứ theo tiểu mục 2.2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62-MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi quy định như sau:
Quy định kỹ thuật đối với cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 5 mét khối trên ngày (m3/ngày)
2.2.1. Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 2 m3/ngày phải có hệ thống thu gom và hệ thống lắng, ủ nước thải hợp vệ sinh.
2.2.2. Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải từ 2 m3/ngày đến dưới 5 m3/ngày phải có hệ thống thu gom và hệ thống xử lý chất thải đủ công suất như biogas (hệ thống khí sinh học) hoặc đệm lót sinh học phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia.
Theo đó đối với cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 2 m3/ngày phải có hệ thống thu gom và hệ thống lắng, ủ nước thải hợp vệ sinh.
Như vậy, trường hợp nếu cơ sở chăn nuôi không có hệ thống thu gom và hệ thống lắng, ủ nước thải hợp vệ sinh thì sẽ là vi phạm quy chuẩn và sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
Hộ chăn nuôi không đảm bảo tiêu chuẩn hệ thống lắng, ủ, thu gom đảm bảo vệ sinh thì bị xử lý vi phạm như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 14/2021/NĐ-CP có nêu như sau:
Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại
1. Hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
2. Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
3. Hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Vậy, tùy vào quy mô của hộ chăn nuôi mà sẽ có mức phạt tương ứng từ 3 triệu đến 10 triệu đồng.
Lưu ý: Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?