Lực lượng sản xuất là gì? Ví dụ về lực lượng sản xuất là gì? Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất?
Lực lượng sản xuất là gì? Ví dụ về lực lượng sản xuất là gì? Vai trò của lực lượng sản xuất?
Trong triết học Mác lênin thì lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình.
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất, con người kết hợp sức lao động của mình với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động tạo thành sức mạnh khai thác giới tự nhiên, làm ra sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của mình.
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động". Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất.
Ví dụ về lực lượng sản xuất là gì?
- Trong ngành công nghệ thông tin, lực lượng sản xuất bao gồm máy tính, phần mềm, hệ thống mạng (tư liệu sản xuất) và lập trình viên, kỹ sư phần mềm (người lao động).
- Trong ngành xây dựng, lực lượng sản xuất bao gồm máy xúc, cần cẩu, bê tông, sắt thép (tư liệu sản xuất) và kỹ sư, công nhân xây dựng (người lao động).
- Trong ngành nông nghiệp, lực lượng sản xuất bao gồm máy cày, máy gặt (tư liệu sản xuất) và nông dân (người lao động).
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Lực lượng sản xuất là gì? Ví dụ về lực lượng sản xuất là gì? Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất? (hình từ internet)
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là gì?
Căn cứ tại Mục I Chương 3 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT
I. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
1. Sản xuất vật chất và vai trò của nó
a) Khái niệm sản xuất vật chất và phương thức sản xuất
- Khái niệm sản xuất vật chất và các nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất vật chất
- Khái niệm phương thức sản xuất
b) Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội
- Vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội
- Vai trò quyết định của phương thức sản xuất đối với trình độ phát triển của nền sản xuất và quá trình biến đổi, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội
- Tính thống nhất và tính đa dạng của quá trình biến đổi, phát triển các phương thức sản xuất trong lịch sử
- Ý nghĩa phương pháp luận
2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
a) Khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Lực lượng sản xuất và các yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất
- Quan hệ sản xuất và ba mặt của quan hệ sản xuất
b) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
- Vai trò tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
- Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất với tư cách là nguồn gốc và động lực cơ bản của sự vận động, phát triển các phương thức sản xuất
- Ý nghĩa phương pháp luận
Như vậy, mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như sau:
- Tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
- Vai trò tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
- Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất với tư cách là nguồn gốc và động lực cơ bản của sự vận động, phát triển các phương thức sản xuất
- Ý nghĩa phương pháp luận
Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác Lênin là gì?
Theo Mục 1 Chương mở đầu Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT có nêu:
I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành
a) Chủ nghĩa Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác-Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học.
b) Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin
- Chủ nghĩa Mác-Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất là: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Như vậy, chủ nghĩa Mác Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất là: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những lưu ý khi xảy ra các sự cố bất thường trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia? Công tác chỉ đạo kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia ra sao?
- Tổ chức được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối điện khi đáp ứng đủ các điều kiện nào?
- Con nuôi có được mang họ của ba mẹ nuôi? Thay đổi họ con nuôi sang họ của ba mẹ nuôi được không?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình suy nghĩ của em về vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị? Lớp 9 lên lớp 10 thi mấy môn?
- Thời gian thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng đối với dự án nhóm A là bao lâu?