Hình thức kỷ luật nào được áp dụng cho chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ? Thời hạn thực hiện nghĩa vụ của chỉ huy đơn vị?
Có mấy hình thức kỷ luật đối với chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ theo quy định mới nhất?
Căn cứ tại Điều 48 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về hình thức kỷ luật Dân quân tự vệ như sau:
Hình thức kỷ luật Dân quân tự vệ
1. Đối với chiến sĩ Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
2. Đối với các chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Dân quân tự vệ quy định tại Điều này.
Như vậy, đối với chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Giáng chức;
- Cách chức;
- Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
Bên cạnh đó, đối với chiến sĩ Dân quân tự vệ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Tước danh hiệu Dân quân tự vệ.
Hình thức kỷ luật nào được áp dụng cho chức vụ chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ? Thời hạn thực hiện nghĩa vụ của chỉ huy đơn vị? (Hình từ Internet)
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ của chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình như sau:
Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
1. Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ theo quy định tại Điều này.
Theo đó, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều này. Cụ thể:
Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
Như vậy, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá 50 tuổi đối với nam và quá 45 tuổi đối với nữ.
Việc quản lý vắng mặt, tạm vắng của Dân quân tự vệ được quy định thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định việc quản lý Dân quân tự vệ được quy định như sau:
Việc quản lý Dân quân tự vệ được quy định như sau:
a) Dân quân tự vệ khi vắng mặt trong thời gian thực hiện nhiệm vụ phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếp để xem xét, quyết định;
b) Dân quân tự vệ tạm vắng trong thời gian từ 03 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc người chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
c) Chính phủ quy định phân cấp quản lý đơn vị Dân quân tự vệ.
Như vậy, Dân quân tự vệ khi vắng mặt trong thời gian thực hiện nhiệm vụ phải báo cáo với người chỉ huy trực tiếp để xem xét, quyết định;
Trường hợp Dân quân tự vệ tạm vắng trong thời gian từ 03 tháng trở lên phải báo cáo với Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi cư trú, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức hoặc người chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
Bên cạnh đó, việc phân cấp quản lý đơn vị Dân quân tự vệ cũng được hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 72/2020/NĐ-CP như sau:
- Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quản lý:
+ Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc doanh nghiệp có tiểu đoàn tự vệ; Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc sở, ban, ngành và tương đương ở cấp tỉnh, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trên địa bàn;
+ Hải đội dân quân thường trực;
+ Đại đội pháo phòng không, pháo binh Dân quân tự vệ; tiểu đoàn tự vệ, hải đoàn tự vệ trong thời gian huấn luyện, hoạt động.
- Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quản lý:
+ Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
+ Đại đội pháo phòng không, pháo binh Dân quân tự vệ; tiểu đoàn tự vệ, hải đoàn tự vệ trừ thời gian huấn luyện, hoạt động;
+ Đơn vị dân quân thường trực của cấp huyện; đơn vị Dân quân tự vệ do cấp huyện tổ chức trong thời gian huấn luyện, hoạt động.
- Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, chỉ huy đơn vị tự vệ nơi không có Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức quản lý:
+ Đơn vị Dân quân tự vệ của cấp mình tổ chức;
+ Đơn vị Dân quân tự vệ do cấp trên tổ chức trừ thời gian huấn luyện, hoạt động.
- Quân chủng Hải quân quản lý:
+ Đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp nhà nước có phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển;
+ Đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp thuộc Quân chủng Hải quân.
- Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội quản lý đơn vị tự vệ thuộc quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?