Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trái với tín hiệu đèn và biển báo giao thông, người tham gia giao thông thực hiện như thế nào?
Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ điều khiển giao thông theo những phương pháp nào?
Phương pháp điều khiển giao thông được quy định tại Điều 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ như sau:
Các phương pháp điều khiển giao thông
6.1. Các phương tiện điều khiển giao thông:
6.1.1. Bằng tay;
6.1.2. Bằng cờ;
6.1.3. Bằng gậy điều khiển giao thông có màu đen trắng xen kẽ (có đèn hoặc không có đèn ở bên trong);
6.1.4. Bằng đèn tín hiệu ánh sáng.
6.2. Phương pháp chỉ huy giao thông:
6.2.1. Người điều khiển;
6.2.2. Bằng hệ thống tín hiệu ánh sáng tự động.
Theo đó, cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ điều khiển giao thông theo những phương pháp sau đây:
- Các phương tiện điều khiển giao thông:
+ Bằng tay;
+ Bằng cờ;
+ Bằng gậy điều khiển giao thông có màu đen trắng xen kẽ (có đèn hoặc không có đèn ở bên trong);
+ Bằng đèn tín hiệu ánh sáng.
- Phương pháp chỉ huy giao thông:
+ Người điều khiển;
+ Bằng hệ thống tín hiệu ánh sáng tự động.
Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trái với tín hiệu đèn và biển báo giao thông, người tham gia giao thông thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Ý nghĩa các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông khi điều tiết giao thông là gì?
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được quy định tại khoản 7.2 Điều 7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ được hiểu như sau:
Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
...
7.2. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông:
7.2.1. Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại;
7.2.2. Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại;
7.2.3. Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi; đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.
...
Theo đó, các hiệu lệnh của cảnh sát giao thông khi điều tiết giao thông có ý nghĩa như sau:
- Tay giơ thẳng đứng: Để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại;
- Hai tay hoặc một tay dang ngang:
+ Để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại;
+ Người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng;
+ Cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn;
+ Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại;
+ Bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại;
- Tay phải giơ về phía trước:
+ Để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại;
+ Người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải;
+ Người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng;
+ Người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi;
+ Đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.
Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trái với tín hiệu đèn và biển báo giao thông, người tham gia giao thông thực hiện như thế nào?
Hiệu lực của cảnh sát giao thông được quy định tại Điều 8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ như sau:
Hiệu lực của người điều khiển giao thông
Người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.
Theo đó, người tham gia giao thông đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?