Hiệp hội Gas Việt Nam có trụ sở chính ở đâu? Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội Gas Việt Nam được quy định thế nào?
Hiệp hội Gas Việt Nam có trụ sở chính ở đâu?
Theo quy định tại Điều 3 Điều lệ của Hiệp hội Gas Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 795/QĐ-BNV năm 2009 về phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý của Hiệp hội như sau:
Phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý của Hiệp hội
Hiệp hội Gas Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước
Hiệp hội Gas Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Hiệp hội có biểu tượng riêng.
Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại Hà Nội, Văn phòng đại diện đặt tại các địa phương trong nước theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Hiệp hội Gas Việt Nam có trụ sở chính ở Hà Nội, Văn phòng đại diện đặt tại các địa phương trong nước theo quy định của pháp luật.
Hiệp hội Gas Việt Nam (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội Gas Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 4 Điều lệ của Hiệp hội Gas Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 795/QĐ-BNV năm 2009 quy định về nguyên tắc hoạt động như sau:
Nguyên tắc hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản;
2. Tự trang trải về tài chính;
3. Bình đẳng với mọi hội viên;
4. Hiệp hội hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này.
5. Hoạt động của Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Theo đó, Hiệp hội Gas Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Nhiệm vụ của Hiệp hội Gas Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 5 Điều lệ của Hiệp hội Gas Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 795/QĐ-BNV năm 2009 quy định về nhiệm vụ của Hiệp hội như sau:
Nhiệm vụ của Hiệp hội
1. Tham gia góp ý, kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về các chính sách có liên quan tới các hoạt động kinh doanh GAS nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh Gas, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh.
2. Hỗ trợ hội viên thông qua các hình thức:
a) Tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh doanh GAS tại Việt Nam;
b) Thu thập và cung cấp thông tin về tình hình thị trường kinh doanh GAS ở Việt Nam và một số khu vực trên thế giới;
c) Hỗ trợ và tổ chức diễn đàn, hội thảo về công tác kinh doanh GAS.
3. Đại diện cho các hội viên trong việc xây dựng và quan hệ hợp tác với các Hội, Hiệp hội khác có liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh cũng như tiêu thụ GAS trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên trong tranh chấp thương mại và hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các hội viên theo đúng điều lệ Hiệp hội và theo quy định của pháp luật; bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
5. Thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;
6. Tuyên truyền và quảng bá về hoạt động của Hiệp hội, phổ biến thông tin, xây dựng cơ quan ngôn luận của, trang thông tin điện tử, phát hành tạp chí của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các hoạt động dịch vụ để bảo đảm các hoạt động thường xuyên của Hiệp hội theo quy định của pháp luật và điều lệ của Hiệp hội.
Theo đó, Hiệp hội Gas Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Hiệp hội Gas Việt Nam có những quyền nào?
Theo Điều 6 Điều lệ của Hiệp hội Gas Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 795/QĐ-BNV năm 2009 quy định về quyền của Hiệp hội như sau:
Quyền của Hiệp hội
1. Tuyên truyền về tôn chỉ, mục đích, hoạt động của Hiệp hội và vận động xây dựng phát triển Hiệp hội.
2. Đại diện cho hội viên trong hoạt động và quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của Hiệp hội.
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hiệp hội và hội viên.
4. Tổ chức phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hiệp hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ Hiệp hội.
5. Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hiệp hội theo các đề nghị của tổ chức, cá nhân.
6. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.
7. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Hiệp hội và các lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.
8. Thành lập, giải thể tổ chức trực thuộc theo quy định của pháp luật;
9. Thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hiệp hội: Tùy theo điều kiện thực tế, Hiệp hội có thể thành lập một số đơn vị hoạt động sản xuất, dịch vụ, tư vấn…; lập các công ty theo Luật Doanh nghiệp; lập các quỹ hỗ trợ hoạt động của Hiệp hội theo các quy định của pháp luật.
10. Được nhận nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
11. Được gia nhập các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực gas trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các quyền khác mà pháp luật không cấm.
Như vậy, Hiệp hội Gas Việt Nam có những quyền được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách ghi nhận xét đánh giá của chi ủy đối với Đảng viên cuối năm 2024? Nhận xét đánh giá của chi ủy chi bộ cuối năm 2024?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương của người lao động là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương?
- Mẫu bản kiểm điểm trốn tiết trốn học dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Học sinh cấp 2, cấp 3 được ở lại lớp mấy năm?
- Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng? Tải chi tiết mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng ở đâu?
- Nhà đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc công trình khi xây dựng trung tâm thương mại hay không?