Hiệp định thương mại Dịch vụ ASEAN là gì? Hiệp định thương mại Dịch vụ ASEAN có hiệu lực với Việt Nam vào thời gian nào?
- Hiệp định thương mại Dịch vụ ASEAN là gì? Hiệp định thương mại Dịch vụ ASEAN có hiệu lực với Việt Nam vào thời gian nào?
- Đối tượng nào có trách nhiệm chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Hiệp định thương mại Dịch vụ ASEAN sau khi có hiệu lực?
- Việc điều phối và giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại các Hiệp định thương mại là nhiệm vụ của cơ quan nào?
Hiệp định thương mại Dịch vụ ASEAN là gì? Hiệp định thương mại Dịch vụ ASEAN có hiệu lực với Việt Nam vào thời gian nào?
Hiệp định thương mại Dịch vụ ASEAN là gì?
Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (sau đây gọi tắt là ATISA) được ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 25 ngày 23 tháng 4 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 05 tháng 4 năm 2021.
Trong đó, ATISA là từ viết tắt của ASEAN Trade in Services Agreement – Hiệp định về thương mại dịch vụ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Có thể nói rằng, ATISA là một trong 03 Hiệp định trụ cột về thương mại hiện nay của ASEAN, bên cạnh Hiệp định về thương mại hàng hóa (viết tắt là ATIGA) và Hiệp định Toàn diện về đầu tư (ACIA).
Thành viên của ATISA là 10 nước thành viên ASEAN, bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đây là các nước đã tham gia đàm phán và ký ATISA.
Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN được ký kết với 05 mục tiêu cơ bản:
- Tăng cường các kết nối về kinh tế
- Thúc đẩy thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, từ đó tạo ra thị trường và quy mô dịch vụ lớn hơn
- Giảm các rào cản, tăng tính dự báo về thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ
- Tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN
- Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN
Hiệp định thương mại Dịch vụ ASEAN có hiệu lực với Việt Nam vào thời gian nào?
Đối chiếu với Thông báo 30/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN [ASEAN Trade in Services Agreement (ATISA)] do Bộ Ngoại giao ban hành thì:
Hiệp định thương mại Dịch vụ ASEAN [ASEAN Trade in Services Agreement (ATISA)], ký tại Ma-ni-la ngày 07 tháng 10 năm 2020, có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 29 tháng 10 năm 2021.
Hiệp định thương mại Dịch vụ ASEAN là gì? Hiệp định thương mại Dịch vụ ASEAN có hiệu lực với Việt Nam vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào có trách nhiệm chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Hiệp định thương mại Dịch vụ ASEAN sau khi có hiệu lực?
Theo quy định tại Nghị quyết 131/NQ-CP năm 2021 về việc phê duyệt Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) do Chính phủ ban hành:
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN sau khi có hiệu lực.
Ngoài ra, các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Xây dựng Danh mục các biện pháp không tương thích (NCM) trên cơ sở Gói cam kết dịch vụ thứ 10 (Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ) đảm bảo quyền và lợi ích của Việt Nam và các cam kết của Việt Nam với ASEAN.
- Chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Hiệp định ATISA.
Việc điều phối và giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại các Hiệp định thương mại là nhiệm vụ của cơ quan nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 22 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương về hội nhập kinh tế quốc tế như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
22. Về hội nhập kinh tế quốc tế:
a) Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế; thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Tổng hợp, xây dựng phương án và tổ chức nghiên cứu, đề xuất đàm phán, ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế song phương, đa phương hoặc khu vực về thương mại trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật, bao gồm đàm phán mới, sửa đổi, mở rộng và nâng cấp các điều ước quốc tế này; đàm phán các thoả thuận thương mại tự do; đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế quốc tế, các thỏa thuận mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc vùng lãnh thổ;
c) Tổ chức nghiên cứu, đề xuất phương án, tổ chức, điều phối và giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các Hiệp định thương mại khác mà Việt Nam đã tham gia và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công của Thủ tướng Chính phủ;
d) Tổ chức, điều phối và giám sát các hoạt động của các tổ chức tham gia hội nhập kinh tế quốc tế theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, Bộ Công Thương là cơ quan có nhiệm vụ trong việc tổ chức nghiên cứu, đề xuất phương án, tổ chức, điều phối và giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam tại các Hiệp định thương mại khác mà Việt Nam đã tham gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?