Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng là yêu cầu đối với học sinh lớp mấy?
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng hay khúc xạ ánh sáng được hiểu là hiện tượng tia sáng bị gãy (đổi hướng) khi đi xiên từ môi trường này sang môi trường khác có mật độ quang học khác nhau (tức là chiết suất khác nhau).
Tức là khi ánh sáng đi từ môi trường này sang môi trường khác (như từ không khí vào nước), nó không đi thẳng nữa mà bị bẻ cong đó chính là khúc xạ ánh sáng.
Ví dụ thực tế của hiện tượng khúc xạ ánh sáng, cụ thể:
- Chiếc đũa "bị gãy" trong cốc nước;
- Hồ nước nhìn có vẻ nông hơn;
- Hiện tượng cầu vồng;
- Kính lúp, kính mắt, máy ảnh.
Lưu ý: Thông tin "Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì" Chỉ mang tính chất tham khảo!
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng là yêu cầu đối với học sinh lớp mấy? (Hình từ Internet)
Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng là yêu cầu đối với học sinh lớp mấy?
Căn cứ theo Chương IV Chương trình giáo dục phổ thông Môn Khoa học tự nhiên được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 9 như sau:
Ánh sáng
- Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ được khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu).
- Nêu được chiết suất có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong không khí (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường.
- Thực hiện được thí nghiệm để rút ra và phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng.
- Vận dụng được biểu thức n = sini / sinr trong một số trường hợp đơn giản.
- Vẽ được sơ đồ đường truyền của tia sáng qua lăng kính.
- Thực hiện thí nghiệm với lăng kính tạo được quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính.
- Giải thích được một cách định tính sự tán sắc ánh sáng Mặt Trời qua lăng kính.
- Từ kết quả thí nghiệm truyền ánh sáng qua lăng kính, nêu được khái niệm về ánh sáng màu.
- Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ.
- Thực hiện thí nghiệm để rút ra được điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần và xác định được góc tới hạn.
- Giải thích được nguyên lí hoạt động của thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của một số các lăng kính nhỏ.
- Nêu được các khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu cự của thấu kính.
- Tiến hành thí nghiệm rút ra được đường đi một số tia sáng qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song quang trục chính).
- Vẽ được ảnh qua thấu kính.
- Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn.
- Vẽ được sơ đồ tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ.
- Mô tả được cấu tạo và sử dụng được kính lúp.
- Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành.
- Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng, màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.
Như vậy, việc thực hiện được thí nghiệm để rút ra và phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng là yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 9.
Quyền của học sinh lớp 9 được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Theo đó, quyền của học sinh lớp 9 được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể bao gồm:
(1) Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
(2) Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
(3) Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
(4) Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
(5) Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(6) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025 2026 mới nhất như thế nào?
- Con số may mắn hôm nay 9 4 2025? Các con số may mắn tài lộc hôm nay 9 4 2025? 1 con số may mắn hôm nay theo 12 con giáp?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu di vật, cổ vật không nhằm mục đích kinh doanh mới nhất 2025?
- Valentine đen năm 2025 thứ mấy? Valentine đen năm 2025 ngày nào? Lời chúc ngày Valentine đen?
- Bài văn thuật lại một việc tốt lớp 4? Viết bài văn thuật lại một việc tốt mà em đã làm lớp 4 chọn lọc?