Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thủ đô Hà Nội được xây dựng, phát triển và kết nối thế nào? Ai ban hành các biện pháp bảo đảm việc thu hồi đất trên địa bàn Thủ đô?
Quy định về việc phát triển và quản lý nhà ở trên địa bàn Thủ đô Hà Nội ra sao?
Theo Điều 16 Luật Thủ đô 2012 quy định về việc phát triển và quản lý nhà ở trên địa bàn Thủ đô Hà Nội như sau:
- Quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu đô thị, nhà ở phải phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và yêu cầu xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại; ưu tiên đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành, đồng bộ với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
- Các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp được cải tạo, xây dựng lại nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng và mỹ quan đô thị. Việc cải tạo, xây dựng phải tuân thủ quy định về độ cao, mật độ dân cư, mật độ xây dựng theo quy hoạch.
- Việc cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 phải bảo đảm bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc theo quy định của pháp luật.
- Trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới phải dành tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở cao hơn để phát triển nhà ở xã hội so với quy định chung của cả nước.
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành biện pháp thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 Luật Thủ đô 2012; quy định cụ thể tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại quy định tại khoản 4 Điều này.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thủ đô Hà Nội được xây dựng phát triển và kết nối như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Luật Thủ đô 2012 có quy định hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thủ đô Hà Nội được xây dựng phát triển và kết nối thì:
Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thủ đô được xây dựng, phát triển đồng bộ, hiện đại, bảo đảm định hướng lâu dài và kết nối Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển, bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật có quy mô lớn, quan trọng trên địa bàn Thủ đô.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện đầu tư theo phân cấp; tổ chức việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn, hệ thống cung cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị, hệ thống thông tin liên lạc và kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn Thủ đô.
Theo đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của Thủ đô được xây dựng, phát triển đồng bộ, hiện đại, bảo đảm định hướng lâu dài và kết nối Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước.
Bên cạnh đó, Nhà nước ưu tiên đầu tư và có chính sách huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển, bảo trì, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kỹ thuật có quy mô lớn, quan trọng trên địa bàn Thủ đô.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện đầu tư theo phân cấp; tổ chức việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn, hệ thống cung cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị, hệ thống thông tin liên lạc và kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Địa bàn Thủ đô Hà Nội (Hình từ Internet)
Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thì ai ban hành các biện pháp bảo đảm việc thu hồi đất?
Về quản lý đất đai trên địa bàn Thủ đô Hà Nội được thực hiện theo Điều 15 Luật Thủ đô 2012 như sau:
Quản lý đất đai
1. Đất đai trên địa bàn Thủ đô được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và pháp luật về đất đai.
2. Căn cứ quy định của pháp luật, yêu cầu thực tế và bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và của người có đất bị thu hồi, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành các biện pháp bảo đảm việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn Thủ đô.
3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm sau:
a) Tổ chức xây dựng, công bố công khai quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; hệ thống thông tin địa lý, thông tin về địa chính; giá quyền sử dụng đất, giá cho thuê đất; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Thủ đô;
b) Bố trí quỹ đất cho các cơ quan trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập để di dời trụ sở theo quy hoạch. Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí đầu tư cho cơ quan, đơn vị di dời theo phân cấp.
4. Quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này và quỹ đất sau khi di dời cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 3 Điều này được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch.
Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Theo đó, căn cứ quy định của pháp luật, yêu cầu thực tế và bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và của người có đất bị thu hồi, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành các biện pháp bảo đảm việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?