Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam ra sao? Ngày truyền thống của Cảnh sát biển Việt Nam là ngày nào?
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 như sau:
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm:
a) Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
b) Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
c) Đơn vị cấp cơ sở.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Bên cạnh đó tại, Điều 7 Nghị định 61/2019/NĐ-CP như sau:
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam
Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam gồm:
1. Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam:
a) Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4;
b) Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 1; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 2; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 3; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 4;
c) Đoàn Trinh sát số 1; Đoàn Trinh sát số 2;
d) Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.
3. Các cơ quan, đơn vị đầu mối và cấp cơ sở trực thuộc các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam gồm:
(1) Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
(2) Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam:
- Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4;
- Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 1; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 2; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 3; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 4;
- Đoàn Trinh sát số 1; Đoàn Trinh sát số 2;
- Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.
(3) Các cơ quan, đơn vị đầu mối và cấp cơ sở trực thuộc các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 61/2019/NĐ-CP.
Cảnh sát biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Ngày truyền thống của Cảnh sát biển Việt Nam là ngày nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 như sau:
Ngày truyền thống của Cảnh sát biển Việt Nam
Ngày 28 tháng 8 hằng năm là Ngày truyền thống của Cảnh sát biển Việt Nam.
Như vậy, Ngày truyền thống của Cảnh sát biển Việt Nam hằng năm là ngày 28 tháng 8.
Cờ hiệu và màu sắc của tàu thuyền Cảnh sát biển Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 như sau:
Màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Tàu thuyền, máy bay và các phương tiện khác của Cảnh sát biển Việt Nam có màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết riêng. Khi làm nhiệm vụ, tàu thuyền phải treo quốc kỳ Việt Nam và cờ hiệu Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, tàu thuyền của Cảnh sát biển Việt Nam có màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết riêng. Khi làm nhiệm vụ, tàu thuyền phải treo quốc kỳ Việt Nam và cờ hiệu Cảnh sát biển Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại Điều 27 Nghị định 61/2019/NĐ-CP cũng có hướng dẫn như sau:
Cờ hiệu
1. Cờ hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam hình tam giác cân, nền xanh nước biển, chiều cao 1,5 m, cạnh đáy 1,0 m, có Quốc huy ở giữa và mũi tên màu vàng chạy ngang phía sau; treo trên cột cao 2,5 m ở đuôi tàu, riêng tàu tìm kiếm cứu nạn treo ở boong thượng phía sau.
2. Tàu thuyền, xuồng và phương tiện khác của Cảnh sát biển Việt Nam khi thực hiện nhiệm vụ phải treo cờ hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam. Tàu thuyền dân sự được huy động hoặc tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phải cắm cờ hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, cờ hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam sẽ là hình tam giác cân, nền xanh nước biển, chiều cao 1,5 m, cạnh đáy 1,0 m, có Quốc huy ở giữa và mũi tên màu vàng chạy ngang phía sau; treo trên cột cao 2,5 m ở đuôi tàu, riêng tàu tìm kiếm cứu nạn treo ở boong thượng phía sau.
Tại Điều 28 Nghị định 61/2019/NĐ-CP hướng dẫn về màu sắc của tàu thuyền Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
(1) Tàu tìm kiếm cứu nạn
Thân tàu sơn màu da cam, mặt boong sơn màu xanh lá cây, phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của tàu sơn màu trắng, phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu trắng.
Cabin sơn màu trắng, đường viền phía trên cabin sơn màu da cam, trên hai mạn cabin là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.
Trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng.
(2) Tàu tuần tra và các loại tàu khác
Thân tàu sơn màu trắng, mặt boong sơn màu xanh lá cây, phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của tàu, sơn màu xanh dương, phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.
Cabin sơn màu trắng, trên hai mạn cabin là dòng chữ CẢNH SÁT BIÊN VIỆT NAM kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.
Trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng.
Ụ pháo sơn màu ghi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?