Hệ thống thông tin năng lượng được hiểu như thế nào? Cơ sở hạ tầng và biện pháp quản lý gồm những gì? Kinh phí ra sao?
Hệ thống thông tin năng lượng được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 34/2019/TT-BCT có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Hệ thống thông tin năng lượng là hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác và cung cấp thông tin năng lượng phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước về năng lượng và phát triển kinh tế xã hội.
...
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống thông tin năng lượng hiện nay có thể hiểu là hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác và cung cấp thông tin năng lượng phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước về năng lượng và phát triển kinh tế xã hội.
Hệ thống thông tin năng lượng được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)
Cơ sở hạ tầng và biện pháp quản lý hệ thống thông tin năng lượng bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 34/2019/TT-BCT có quy định như sau:
Cơ sở hạ tầng và biện pháp quản lý hệ thống
1. Cơ sở hạ tầng của hệ thống thông tin năng lượng cơ bản bao gồm:
a) Phòng máy chủ đảm bảo cho việc vận hành hệ thống thông tin năng lượng, bao gồm hệ thống cấp điện, chiếu sáng, thiết bị lưu điện, tủ đựng thiết bị, điều hòa không khí, thiết bị phòng và chữa cháy, ca-me-ra giám sát, thiết bị kiểm soát ra hoặc vào;
b) Thiết bị máy chủ;
c) Thiết bị lưu trữ và sao lưu dữ liệu;
d) Thiết bị an toàn, an ninh và bảo mật thông tin;
đ) Trang thiết bị phục vụ việc truy nhập, khai thác và cập nhật thông tin.
e) Phần mềm cơ sở hạ tầng bao gồm hệ điều hành và các phần mềm liên quan;
g) Phần mềm chuyên dụng phục vụ tính toán hoặc dự toán mô hình, bóc tách và chuyển đổi dữ liệu;
h) Thiết bị số hóa và tạo dựng nội dung số;
i) Thiết bị truyền thông và đường truyền.
2. Biện pháp quản lý hệ thống.
a) Thường xuyên giám sát, bảo trì hoạt động của hệ thống đảm bảo vận hành liên tục an toàn;
b) Định kỳ rà soát, đề xuất phương án duy trì, nâng cấp, phát triển hạ tầng hệ thống cho phù hợp với nhu cầu thực tế trong từng thời kỳ.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cơ sở hạ tầng và biện pháp quản lý hệ thống thông tin năng lượng bao gồm những vấn đề sau:
Đối với cơ sở hạ tầng của hệ thống thông tin năng lượng cơ bản bao gồm:
- Phòng máy chủ đảm bảo cho việc vận hành hệ thống thông tin năng lượng, bao gồm hệ thống cấp điện, chiếu sáng, thiết bị lưu điện, tủ đựng thiết bị, điều hòa không khí, thiết bị phòng và chữa cháy, ca-me-ra giám sát, thiết bị kiểm soát ra hoặc vào;
- Thiết bị máy chủ;
- Thiết bị lưu trữ và sao lưu dữ liệu;
- Thiết bị an toàn, an ninh và bảo mật thông tin;
- Trang thiết bị phục vụ việc truy nhập, khai thác và cập nhật thông tin.
- Phần mềm cơ sở hạ tầng bao gồm hệ điều hành và các phần mềm liên quan;
- Phần mềm chuyên dụng phục vụ tính toán hoặc dự toán mô hình, bóc tách và chuyển đổi dữ liệu;
- Thiết bị số hóa và tạo dựng nội dung số;
- Thiết bị truyền thông và đường truyền.
Đối với biện pháp quản lý hệ thống thông tin năng lượng:
- Thường xuyên giám sát, bảo trì hoạt động của hệ thống đảm bảo vận hành liên tục an toàn;
- Định kỳ rà soát, đề xuất phương án duy trì, nâng cấp, phát triển hạ tầng hệ thống cho phù hợp với nhu cầu thực tế trong từng thời kỳ.
Kinh phí đảm bảo hoạt động của hệ thống thông tin năng lượng được quy định ra sao?
Theo Điều 14 Thông tư 34/2019/TT-BCT có quy định như sau:
Kinh phí đảm bảo hoạt động của hệ thống
1. Kinh phí đảm bảo cho việc thiết lập, vận hành, duy trì và phát triển hệ thống thông tin năng lượng từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp trên cơ sở dự toán hàng năm của Bộ Công Thương;
b) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí xây dựng, vận hành, duy trì và phát triển hệ thống thông tin năng lượng bao gồm:
a) Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực phục vụ xây dựng, vận hành, duy trì và phát triển hệ thống thông tin năng lượng;
b) Hoạt động nghiên cứu và đào tạo phục vụ công tác quản lý, vận hành, duy trì và khai thác hệ thống thông tin năng lượng;
c) Điều tra, khảo sát, thu thập, xử lý, cập nhật, tích hợp thông tin vào hệ thống thông tin năng lượng;
d) Thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật thông tin.
3. Đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí hàng năm từ các nguồn kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, kinh phí đảm bảo hoạt động của hệ thống thông tin năng lượng được quy định bao gồm:
- Kinh phí đảm bảo cho việc thiết lập, vận hành, duy trì và phát triển hệ thống thông tin năng lượng từ các nguồn sau:
+ Ngân sách nhà nước cấp trên cơ sở dự toán hàng năm của Bộ Công Thương
+ Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
+ Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí xây dựng, vận hành, duy trì và phát triển hệ thống thông tin năng lượng bao gồm:
+ Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực phục vụ xây dựng, vận hành, duy trì và phát triển hệ thống thông tin năng lượng
+ Hoạt động nghiên cứu và đào tạo phục vụ công tác quản lý, vận hành, duy trì và khai thác hệ thống thông tin năng lượng
+ Điều tra, khảo sát, thu thập, xử lý, cập nhật, tích hợp thông tin vào hệ thống thông tin năng lượng
+ Thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật thông tin.
Đồng thời, đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí hàng năm từ các nguồn kinh phí quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 34/2019/TT-BCT.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu được tiến hành độc lập nhưng phải đảm bảo gì? Kế hoạch kiểm tra hoạt động đấu thầu định kỳ bao gồm nội dung gì?
- 5 trường hợp cơ sở sản xuất phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư? Xác định khoảng cách thế nào?
- Gợi ý quà tặng tốt nghiệp đại học cho nam? Top 10 món quà tặng tốt nghiệp đại học ý nghĩa nhất? Thời hạn cấp bằng tốt nghiệp đại học là bao lâu?
- 02 phương án nghỉ lễ 30 4 và 1 5 đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước?
- Sáp nhập tỉnh: Sáp nhập Khánh Hòa Ninh thuận có tổng diện tích là bao nhiêu? Khánh Hòa Ninh Thuận thuộc vùng kinh tế nào?