Hệ thống bảo vệ chống sét là gì? Quy định chung đối với Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài như thế nào?
Hệ thống bảo vệ chống sét - LPS là gì?
Theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010) về Bảo vệ chống sét - Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng thì:
Hệ thống bảo vệ chống sét (lightning protection system) - LPS là
Hệ thống hoàn chỉnh được sử dụng để giảm thiệt hại vật chất do sét đánh vào kết cấu.
Hệ thống bảo vệ chống sét bao gồm hệ thống bảo vệ chống sét bên trong và bên ngoài.
Trong đó,
Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài (external lightning protection system) là phần của LPS gồm hệ thống đầu thu sét, hệ thống dẫn sét và hệ thống đầu tiếp đất.
Hệ thống bảo vệ chống sét bên trong (internal lightning protection system) là phần của LPS bao gồm liên kết đẳng thế chống sét và/hoặc cách điện của LPS bên ngoài.
Ngoài ra, hệ thống đầu thu sét (air-termination system) là bộ phận của LPS bên ngoài gồm liên kết đẳng thế chống sét và/hoặc cách điện của hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài.
Hệ thống dẫn sét (down-conductor system) là bộ phận của LPS bên ngoài sử dụng các phần tử kim loại như các thanh kim loại, lưới kim loại hoặc dây chống sét để thu sét.
Hệ thống bảo vệ chống sét - LPS là gì? (Hình từ Internet)
Quy định chung đối với hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài như thế nào?
Quy định chung đối với Hệ thống bảo vệ chống sét bên ngoài được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010) về Bảo vệ chống sét - Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng, cụ thể:
Về ứng dụng của LPS bên ngoài
LPS bên ngoài được thiết kế để thu sét đánh trực tiếp tới kết cấu, kể cả sét đánh đến mặt kết cấu, và dẫn dòng điện sét từ điểm sét đánh xuống đất.
LPS bên ngoài cũng được thiết kế để phân tán dòng điện sét vào đất mà không gây ra hư hại về nhiệt và cơ, hoặc tia lửa điện nguy hiểm có thể kích hoạt cháy hoặc nổ.
Về chọn LPS bên ngoài
Trong hầu hết các trường hợp, LPS bên ngoài có thể được gắn với kết cấu cần bảo vệ.
LPS bên ngoài được cách ly cần được xem xét khi hiệu ứng nhiệt và nổ tại điểm sét đánh hoặc trên các đường dây mang dòng điện sét có thể gây hư hại cho kết cấu hoặc các phần bên trong (xem Phụ lục E).
Ví dụ điển hình là các kết cấu có lớp phủ dễ cháy, các kết cấu có tường dễ cháy và khu vực có rủi ro nổ và cháy.
CHÚ THÍCH: Sử dụng LPS cách ly có thể thích hợp trong trường hợp dự đoán là những thay đổi trong kết cấu, các phần bên trong hoặc sử dụng sẽ đòi hỏi phải sửa đổi LPS.
LPS cách ly bên ngoài cũng có thể được xem xét khi độ nhạy của các phần bên trong kết cấu đảm bảo sự giảm trường điện từ bức xạ kết hợp với xung dòng điện sét trong dây dẫn sét.
Về sử dụng các thành phần cơ bản
Các thành phần cơ bản bằng vật liệu dẫn, mà sẽ luôn duy trì bên trong/bên trên kết cấu và không bị thay đổi (ví dụ cốt thép nối liên kết, khung kim loại của kết cấu, v.v...) có thể được sử dụng làm các bộ phận của LPS.
Các thành phần cơ bản khác chỉ có thể được xét đến như phần bổ sung cho LPS.
CHÚ THÍCH: Xem Phụ lục E để có thông tin thêm.
Ngoài ra, quy định chung đối với hệ thống đầu thu sét như sau:
Xác suất để dòng điện sét thâm nhập vào kết cấu được giảm đáng kể khi có hệ thống thu sét được thiết kế đúng.
Hệ thống thu sét có thể gồm kết hợp bất kỳ của các thành phần sau:
- Thanh (kể cả các cột đứng riêng rẽ);
- Dây kim loại;
- Dây dẫn dạng lưới.
Để phù hợp với tiêu chuẩn này, tất cả các kiểu hệ thống đầu thu sét phải được bố trí theo 5.2.2, 5.2.3 và Phụ lục A.
Tất cả các kiểu đầu thu sét phải phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn này.
Đối với tất cả các kiểu đầu thu sét, chỉ được sử dụng các kích thước vật lý thực của hệ thống đầu thu sét bằng kim loại để xác định không gian cần bảo vệ.
Các thanh thu sét riêng rẽ cần được nối với nhau ở mức mái để đảm bảo sự chia dòng.
Không cho phép các đầu thu sét phóng xạ.
Quy định chung đối với hệ thống bảo vệ chống sét bên trong là gì?
Quy định chung đối với hệ thống bảo vệ chống sét bên trong được quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010) về Bảo vệ chống sét - Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng, cụ thể:
LPS bên trong phải ngăn không để xảy ra phóng tia lửa điện nguy hiểm trong phạm vi kết cấu cần bảo vệ do dòng điện sét chạy trong LPS bên ngoài hoặc trong các phần dẫn khác của kết cấu.
Phóng tia lửa điện nguy hiểm có thể xuất hiện giữa các LPS và các linh kiện khác như:
- Hệ thống lắp đặt kim loại;
- Hệ thống bên trong;
- Phần dẫn và các đường dây bên ngoài nối với kết cấu.
CHÚ THÍCH 1: Việc phát tia lửa điện trong kết cấu có nguy hiểm nổ luôn nguy hiểm. Trong trường hợp này đòi hỏi có các biện pháp bảo vệ bổ sung, tuy nhiên các biện pháp này đang được xem xét (xem Phụ lục D).
CHÚ THÍCH 2: Để bảo vệ chống quá điện áp các hệ thống bên trong, xem TCVN 9888-4 (IEC 62305-4).
Có thể tránh phóng tia lửa điện nguy hiểm giữa các phần khác nhau bằng
- Liên kết đẳng thế theo 6.2, hoặc
- Cách điện giữa các phần theo 6.3.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?