Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với chức danh Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ là bao nhiêu?

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với chức danh Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ là bao nhiêu? Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với chức danh Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ có dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không? - câu hỏi của anh Bảo (Đồng Nai)

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với chức danh Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ là bao nhiêu?

Theo điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định về chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:

Các chế độ phụ cấp
1. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
a) Người làm việc tại Ban Cơ yếu Chính phủ được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo trong tổ chức cơ yếu hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:
phụ cấp chức vụ
Các chức danh lãnh đạo tương đương của các đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Các chức danh lãnh đạo trong tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định đối với chức danh theo tổ chức của cơ quan, đơn vị quy định tại Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
...

Theo đó, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với chức danh Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ theo quy định hiện nay là hệ số 1,10.

Lưu ý: Mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Từ ngày 01/7/2023, phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với chức danh Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ là 1.639.000 đồng.

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với chức danh Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ có dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không?

Theo khoản 2 Mục III Thông tư 02/2005/TT-BNV quy định như sau:

III. MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TRẢ PHỤ CẤP
...
2. Cách trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bao gồm cả hệ số chênh lệch đối với Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại bảng phụ cấp chức vụ ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Theo đó, phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với chức danh Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội.

ban cơ yếu chính phủ

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với chức danh Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong trường hợp nào?

Theo điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định về chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:

Các chế độ phụ cấp
1. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
...
b) Nguyên tắc, các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, cách trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với người làm công tác cơ yếu thực hiện theo quy định tại Mục II và Khoản 2 Mục III Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2005/TT-BNV) và các quy định hiện hành của pháp luật về chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
c) Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức thực hiện phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BNV .
...

Dẫn chiếu theo khoản 2 Mục II Thông tư 02/2005/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 1 Mục II Thông tư 83/2005/TT-BNV và được bổ sung bởi khoản 2 Mục II Thông tư 83/2005/TT-BNV) quy định như sau:

II. NGUYÊN TẮC VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HƯỞNG, THÔI HƯỞNG PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO
...
2. Các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
...
c) Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm):
c1) Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành,
c2) Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định số 71/2000/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ hoặc thôi giữ chức danh lãnh đạo để làm thủ tục nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền mà vẫn thuộc biên chế trả lương có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan, đơn vị (sau đây gọi chung là thôi giữ chức danh lãnh đạo), thì kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 được chuyển mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số cũ sang hưởng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới của chức danh lãnh đạo đã đảm nhiệm tại thời điểm thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu (trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 trở đi thì hưởng bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hệ số mới kể từ ngày thôi giữ chức danh lãnh đạo cho đến ngày nhận sổ hưu).
c3) Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đó.
c4) Các trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) còn lại ngoài các trường hợp tại các tiết c1, c2 và c3 nêu trên, được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo; từ tháng thứ 7 trở đi thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
d) Các trường hợp khác:
d1) Nếu cơ quan, đơn vị chưa có cấp trưởng hoặc có cấp trưởng nhưng cấp trưởng không trực tiếp điều hành (do đi học, ốm đau và các nguyên nhân khác), thì người có quyết định (bằng văn bản) của cơ quan có thẩm quyền giao phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng (chưa phải là quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo) được hưởng mức phụ cấp chức vụ bằng mức phụ cấp chức vụ của cấp trưởng. Khi có quyết định thôi giao phụ trách hoặc thôi giao quyền cấp trưởng thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cấp trưởng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.
...

Như vậy, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên.

Ban Cơ yếu Chính phủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ban Cơ yếu Chính phủ có phải chịu sự chỉ đạo hoạt động trực tiếp từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không?
Pháp luật
Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì? Do ai có quyền quyết định bổ nhiệm?
Pháp luật
Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ mang quân hàm Thiếu tướng thì hiện nay được hưởng mức lương bao nhiêu?
Pháp luật
Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm giúp cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu?
Pháp luật
Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với chức danh Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ là bao nhiêu?
Pháp luật
Bậc lương cấp hàm cơ yếu cao nhất đối với chức danh Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ là bậc mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ban Cơ yếu Chính phủ
1,551 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ban Cơ yếu Chính phủ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ban Cơ yếu Chính phủ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào