Hệ số lương của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội được quy định như thế nào? Lương là bao nhiêu?
Hệ số lương của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội được quy định như thế nào? Lương là bao nhiêu?.
Theo Mục II Bảng lương chức danh lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13) có quy định hệ số lương như sau:
Theo quy định Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội có 2 bậc hệ số lương là 9,70 và 10,30.
Hiện nay, mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP). Tuy nhiên, kể từ ngày 01/7/2023 mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Như vậy, mức lương của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội hiện nay được xác định như sau:
- Trước ngày 01/7/2023 mức lương của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội là 14.453.000 đồng và 15.347.000 đồng
- Từ ngày 01/7/2023 trở về sau mức lương của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội là 17.460.000 đồng và 18.540.000 đồng
Hệ số lương của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội được quy định như thế nào? Lương là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội do ai bầu?
Theo khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước như sau:
Bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước
1. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa trước.
2. Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
3. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
4. Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
5. Quốc hội bầu Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước.
6. Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
7. Ngoài những người do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này đề nghị, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định danh sách những người ứng cử để bầu vào chức danh quy định tại Điều này trong trường hợp đại biểu Quốc hội ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử.
8. Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Theo quy định nêu trên thì Quốc hội bầu Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Theo khoản 1 Điều 85 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội
1. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
b) Điều hành công việc của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
c) Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban mà mình làm Chủ tịch, Chủ nhiệm;
d) Giữ liên hệ thường xuyên với các thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
đ) Được tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự các phiên họp Chính phủ bàn việc thực hiện chính sách dân tộc;
e) Thay mặt Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giữ liên hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
...
Như vậy, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
- Điều hành công việc của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
- Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban mà mình làm Chủ tịch, Chủ nhiệm;
- Giữ liên hệ thường xuyên với các thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
- Được tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự các phiên họp Chính phủ bàn việc thực hiện chính sách dân tộc;
- Thay mặt Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giữ liên hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ của chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi là bao nhiêu? Đối tượng được hỗ trợ?
- Nguyên tắc đối soát doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ? Trách nhiệm xây dựng quy trình thực hiện giao dịch thu tiền sử dụng đường bộ?
- Phương thức kiểm soát quyền lực phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công theo Quy định 189 ra sao?
- Khái niệm phạm trù cái chung và cái riêng? Ví dụ cái chung, cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận cái chung, cái riêng? Thời lượng môn học Mác Lênin?
- Câu chủ đề là gì? Ví dụ câu chủ đề? Cách xác định câu chủ đề theo chương trình Ngữ văn hiện nay?