Hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thuế bị phạt cảnh cáo khi nào? Bị phạt cảnh cáo thì có được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế không?
Hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thuế bị phạt cảnh cáo khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá thời hạn quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Không thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
...
Như vậy, theo quy định đối với hành vi đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ thì có thể chỉ bị phạt cảnh cáo.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì các tình tiết giảm nhẹ bao gồm:
- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
Hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thuế bị phạt cảnh cáo khi nào? Bị phạt cảnh cáo thì có được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế không? (Hình từ Internet)
Hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thuế bị phạt cảnh cáo thì có được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
...
5. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó.
Ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo là ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao, gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo quy định tại Điều 39 Nghị định này.
...
Như vậy, hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thuế bị phạt cảnh cáo nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo mà không tái phạm hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thuế là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
...
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế
a) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:
Đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 11; khoản 1, 2, 3 và điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế.
Đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 5 Điều 11; điểm c, d khoản 4 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thuế là 02 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- 4 nguyên tắc giảm tiền thuê nhà ở xã hội thuộc tài sản công là gì? Mức miễn giảm tiền thuê nhà ở xã hội ra sao?
- Tinh gọn Bộ máy Tòa án nhân dân thế nào theo Nghị quyết 60? Tòa án nhân dân cấp nào sẽ kết thúc hoạt động?
- Thể lệ Giải Diên Hồng lần thứ tư 2026 Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân? Thể lệ Giải Diên Hồng 2026?
- Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO công nhận vào năm nào? Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ngày mấy, ở đâu?
- Mẫu Phiếu sơ tuyển 2025 chính thức của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội thế nào? Tải Mẫu Phiếu sơ tuyển 2025 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội ở đâu?