Hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xin cho hỏi về hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào? Với hành vi như vậy thì cơ quan có thẩm quyền xử lý ra sao và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này là bao nhiêu năm? - Câu hỏi của chị Vũ Lâm Quỳnh đến từ Kim Hải, Bà Rịa.

Hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào?

Đối với nội dung này điểm a khoản 7 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi
....
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi;
b) Xây dựng nhà ở, cầu, kè, nơi sản xuất và các công trình kiên cố khác không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Lập bến bãi, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
....

Theo đó, hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Lưu ý rằng: Tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định thì mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 16 và khoản 2 Điều 17 Nghị định 03/2022/NĐ-CP thì áp dụng đối với tổ chức. Còn đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Hộ gia đình có hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại thì có buộc khôi phục tình trạng ban đầu không?

Cụ thể tại điểm a khoản 9 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả thì:

Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; các điểm a, b, c, d, đ khoản 2; khoản 4; khoản 5; các điểm a, b, c khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ khoản 6 Điều này.

Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể yêu cầu người vi phạm tháo dỡ công trình xây dựng trái phép và khôi phục lại nguyên trạng đất ban đầu của đất.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại là bao nhiêu năm?

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi là 01 năm;
b) Đối với lĩnh vực đê điều là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 9; điểm a khoản 7, khoản 8 Điều 24; các khoản 7, 8, 9 Điều 27 của Nghị định này là hành vi vi phạm đang được thực hiện.
4. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 36 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Thời điểm chấm dứt đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng, phê duyệt và thực hiện phương án ứng phó thiên tai quy định tại Điều 16 của Nghị định này là hết ngày 31 tháng 12 hằng năm;
b) Thời điểm chấm dứt đối với hành vi vi phạm về đóng Quỹ phòng, chống thiên tai quy định tại Điều 17 Nghị định này xác định như sau:
Đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 là ngày hết thời hạn nộp Quỹ hoặc ngày hết thời hạn được tạm hoãn đóng Quỹ theo quy định tại Nghị định 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.
Đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 17 là ngày hết hạn nộp danh sách kế hoạch thu, nộp Quỹ theo văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Thời điểm chấm dứt đối với hành vi vi phạm quy định trong việc huy động nguồn lực để hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều quy định tại Điều 36 Nghị định này là thời điểm kết thúc việc hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều.
5. Các hành vi vi phạm hành chính khác quy định tại Nghị định này trừ các hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này nếu không xác định được thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm thì được xác định là hành vi đang thực hiện.

Theo đó, đối với hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định là 01 năm.

Bên cạnh đó về thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trên phải là hành vi vi phạm đang được thực hiện.

Công trình thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8217:2009 hướng dẫn phân loại hạt đất đối với đất được sử dụng trong xây dựng công trình thủy lợi?
Pháp luật
Mẫu quy trình vận hành công trình thủy lợi nhỏ áp dụng từ 01/8/2022? Vận hành công trình thủy lợi phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Pháp luật
Việc tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa vào đâu?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong công trình thủy lợi gồm những gì? Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ gồm những gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8412:2020 quy định tài liệu cơ bản lập quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi?
Pháp luật
Khi tính toán kết cấu theo độ tin cậy của công trình thủy lợi phải bảo đảm những yêu cầu chung gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về đo đạc khi thi công đối với công trình thủy lợi ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi
2,476 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào