Hành vi người tiêu dùng là gì? Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng hiện nay?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau hành vi người tiêu dùng là gì? Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng? Việc thay đổi hành vi người tiêu dùng có nằm trong Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 không? Câu hỏi của anh Y.Y.U đến từ TP.HCM.

Hành vi người tiêu dùng là gì? Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng?

Hành vi người tiêu dùng là gì?

Có thể một cách khái quát về hành vi người tiêu dùng như sau: hành vi người tiêu dùng phản ánh tổng thế các quyết định của người tiêu dùng đối với việc thu nhận, tiêu dùng, loại bỏ hàng hóa, bao gồm sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và ý tưởng, bởi các đơn vị ra quyết định (con người) theo thời gian.

Định nghĩa trên gồm nhiều yếu tố và được tổng hợp ở hình dưới đây:

Hình 1. Hành vi người tiêu dùng là gì?

Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 thì người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.

Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng?

- Nhân tố tâm lý cốt lõi: trước khi người tiêu dùng ra quyết định, họ phải có một số nguồn kiến thức hay thông tin làm cơ sở cho quyết định của họ. Nguồn này là các nhân tố tâm lý cốt lõi; bao gồm:

+ Động cơ, khả năng và cơ hội;

+ Nhận thức và ghi nhớ thông tin;

+ Tạo lập và thay đổi thái độ.

- Nhân tố bên ngoài (văn hóa người tiêu dùng) và cá nhân (tâm lý hình: giá trị, tính cách và lối sống).

Ngoài ra, có những hành vi người tiêu dùng phổ biến như sau:

- Hành vi mua theo thói quen

- Hành vi mua giảm giá

- Hành vi mua phức tạp

- Hành vi tìm kiếm đa dạng

Hành vi người tiêu dùng là gì?

Hành vi người tiêu dùng là gì? Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng? (Hình từ Internet)

Việc thay đổi hành vi người tiêu dùng có nằm trong Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 không?

Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 76/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:

Theo đó, việc thay đổi hành vi người tiêu dùng trong quá trình mua sắm, sử dụng và thải bỏ sản phẩm nằm trong Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu trong thay đổi hành vi tiêu dùng, thực hiện lối sống bền vững được quy định cụ thể như sau:

- Tuyên truyền, vận động xây dựng lối sống thân thiện môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, các bon thấp, hài hòa, thân thiện môi trường;

- Tổ chức các kênh thông tin và thực hiện quảng bá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường tới người tiêu dùng; tăng cường đào tạo và phổ biến các kiến thức, chính sách, pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ, doanh nghiệp và người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thực hiện các hoạt động thực hành về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Nâng cao vai trò hỗ trợ của các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho người tiêu dùng;

- Tiếp tục thực hiện hoạt động dán nhãn xanh Việt Nam, nhãn tiết kiệm năng lượng và các loại nhãn sinh thái khác; đẩy mạnh hoạt động đánh giá, chứng nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường;

- Thực hiện hoạt động mua sắm xanh, ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động về mua sắm công xanh; nghiên cứu triển khai áp dụng thí điểm và nhân rộng mô hình mua sắm công xanh;

- Phát triển và phổ biến các mô hình thực hành lối sống bền vững.

Người tiêu dùng có những quyền gì theo quy định của pháp luật?

Quyền của người tiêu dùng được quy định tại Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010; cụ thể như sau:

- Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

- Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

- Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Người tiêu dùng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng được quy định như thế nào tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023?
Pháp luật
Trường hợp nào tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng thông tin của người tiêu dùng mà không cần có sự đồng ý của người tiêu dùng?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2024, khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Trường hợp nào được thu thập thông tin người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử mà không cần cho phép?
Pháp luật
Tổ chức thực hiện hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam theo quy định mới nhất ra sao?
Pháp luật
Để được gọi là nền tảng số lớn phải có bao nhiêu tài khoản người sử dụng hoạt động hằng năm tại Việt Nam trở lên?
Pháp luật
Chính thức có Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ra sao?
Pháp luật
Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng giao kết từ xa người tiêu dùng có phải trả chi phí liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng không?
Pháp luật
Doanh nghiệp dịch vụ có trách nhiệm phải làm gì trước khi thu thập thông tin của người tiêu dùng?
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng phải có những nội dung tiêu chuẩn gì? Bố trí và trình bày như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người tiêu dùng
2,555 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người tiêu dùng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào