Hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Làm lều, quán, tường; xây dựng các công trình tạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Thanh tra thủy lợi có thẩm quyền lập biên bản vi phạm không?
Hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi như sau:
- Hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, bị xử phạt như sau:
+ Phạt cảnh cáo đối với hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với khối lượng dưới 0,5 m3;
+ Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với khối lượng từ 0,5 m3 đến dưới 1 m3;
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với khối lượng từ 01 m3 đến dưới 03 m3;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với khối lượng từ 03 m3 đến dưới 05 m3;
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với khối lượng từ 05 m3 trở lên.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, trong trường hợp cá nhân có hành vi đổ rác, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thì bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 8.000.000 đồng tùy vào khối lượng rác, chất thải. Đồng thời còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Đối với tổ chức có hành vi đổ rác, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thì bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 16.000.000 đồng tùy vào khối lượng rác, chất thải (Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP). Đồng thời còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Tải về mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2023: Tại Đây
Hành vi đổ rác thải, chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Làm lều, quán, tường; xây dựng các công trình tạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi như sau:
"1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm lều, quán, tường; xây dựng các công trình tạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Đào, cuốc, xới, đánh vầng cỏ, gieo trồng các loại cây hoa màu trên bờ, mái kênh, mái đập đất.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; các điểm a, b, c, d, đ khoản 2; khoản 4; khoản 5; các điểm a, b, c khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ khoản 6 Điều này."
Như vậy, trong trường hợp cá nhân có hành vi làm lều, quán, tường; xây dựng các công trình tạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thì bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Đồng thời còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Đối vởi tổ chức có hành vi làm lều, quán, tường; xây dựng các công trình tạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thì bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 (Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP). Đồng thời còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Thanh tra thủy lợi có thẩm quyền lập biên bản vi phạm không?
Căn cứ khoản 2, khoản 1 Điều 39 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra và cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều như sau:
- Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
- Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng, chống thiên tai; Chi cục trưởng Chi cục chuyên ngành về phòng, chống thiên tai, thủy lợi, đê điều; Trưởng đoàn thanh tra của Chi cục chuyên ngành về phòng, chống thiên tai, thủy lợi, đê điều, có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi, đê điều;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi, đê điều;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, trong trường hợp vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền không quá 500.000 đồng hoặc phạt cảnh cáo hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng thì thanh tra thủy lợi có thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
Do đó đối với hai hành vi trên, tùy vào mức độ vi phạm nếu mức phạt chỉ là hình thức cảnh cáo hoặc phạt đến 500.000 đồng thì thanh tra thủy lợi có thẩm quyền phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?