Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định có được quá cảnh tại Việt Nam không?
Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu có được quá cảnh tại Việt Nam không?
Việc cho phép quá cảnh hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Cho phép quá cảnh hàng hóa
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép quá cảnh đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng theo quy định của pháp luật về hải quan.
4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cấp phép quá cảnh hàng hóa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu vẫn có thể quá cảnh tại Việt Nam nhưng phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép.
Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu có được quá cảnh tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa được quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa
1. Đối với trường hợp quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
a) Chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị quá cảnh hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị quá cảnh hàng hóa nêu rõ mặt hàng (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); phương tiện vận chuyển; tuyến đường vận chuyển: 1 bản chính.
- Hợp đồng vận tải: 1 bản chính.
- Công thư đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của nước đề nghị cho hàng hóa quá cảnh gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương: 1 bản chính.
...
2. Đối với trường hợp quá cảnh hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định pháp luật:
a) Chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản gửi chủ hàng yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu bao gồm:
- Văn bản đề nghị quá cảnh hàng hóa nêu rõ mặt hàng (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); phương tiện vận chuyển; tuyến đường vận chuyển: 1 bản chính (được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT)
- Hợp đồng vận tải: 1 bản chính.
- Công thư đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của nước đề nghị cho hàng hóa quá cảnh gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương: 1 bản chính.
Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu là bao lâu?
Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Thời gian quá cảnh
1. Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.
2. Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 của Luật này thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.
3. Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất quy định tại khoản 2 Điều này, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
Như vậy, theo quy định, thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.
Trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?