Hàng hóa có khuyết tật có bao gồm sản phẩm, hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế hay không?
- Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế có được xem là hàng hóa có khuyết tật hay không?
- Cá nhân sản xuất hàng hóa có cần phải kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường không?
- Tổ chức, cá nhân không biết trong việc phát sinh hàng hóa có khuyết tật thì trách nhiệm bồi thường không?
Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế có được xem là hàng hóa có khuyết tật hay không?
Hàng hóa có khuyết tật có bao gồm sản phẩm, hàng hóa sản xuất hoàn loại có khuyết tật phát sinh từ thiết kế được quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm:
a) Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
b) Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ;
c) Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì hàng hóa có khuyết tật có bao gồm hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế.
Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế có được xem là hàng hóa có khuyết tật hay không? (Hình từ internet)
Cá nhân sản xuất hàng hóa có cần phải kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường không?
Cá nhân sản xuất hàng hóa có cần phải kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường được quy định tại Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định như sau:
Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật
Khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có trách nhiệm:
1. Kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
2. Thông báo công khai về hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó ít nhất 05 số liên tiếp trên báo ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh, truyền hình tại địa phương mà hàng hóa đó được lưu thông với các nội dung sau đây:
a) Mô tả hàng hóa phải thu hồi;
b) Lý do thu hồi hàng hóa và cảnh báo nguy cơ thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra;
c) Thời gian, địa điểm, phương thức thu hồi hàng hóa;
d) Thời gian, phương thức khắc phục khuyết tật của hàng hóa;
đ) Các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi hàng hóa;
3. Thực hiện việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đúng nội dung đã thông báo công khai và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi;
4. Báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi hàng hóa có khuyết tật sau khi hoàn thành việc thu hồi; trường hợp việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương.
Như vậy, tổ chức, cá nhân sản hàng hóa khi phát hiện hàng hóa có khuyết tật có trách nhiệm kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường.
Tổ chức, cá nhân không biết trong việc phát sinh hàng hóa có khuyết tật thì trách nhiệm bồi thường không?
Tổ chức, cá nhân không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật thì có trách nhiệm bồi thường không được quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa;
b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa;
c) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa;
d) Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa khuyết tật gây ra thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa vẫn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?