Hàm ngoại giao có phải là chức danh Nhà nước không? Hệ thống hàm, cấp ngoại giao Việt Nam được quy định thế nào?
Hàm ngoại giao có phải là chức danh Nhà nước không?
Theo Điều 1 Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao năm 1995 quy định về hàm ngoại giao như sau:
Điều 1
Hàm ngoại giao là chức danh Nhà nước phong cho công chức ngành ngoại giao để phục vụ công tác đối ngoại ở trong nước và ở nước ngoài.
Căn cứ trên quy định hàm ngoại giao là chức danh Nhà nước phong cho công chức ngành ngoại giao để phục vụ công tác đối ngoại ở trong nước và ở nước ngoài.
Hệ thống hàm, cấp ngoại giao Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 5 Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao năm 1995 quy định Hệ thống hàm, cấp ngoại giao Việt Nam được quy định như sau:
Điều 5
Hệ thống hàm, cấp ngoại giao Việt Nam được quy định như sau:
Cấp ngoại giao cao cấp gồm có:
- Hàm Đại sứ;
- Hàm Công sứ;
- Hàm Tham tán.
Cấp ngoại giao trung cấp gồm có:
- Hàm Bí thư thứ nhất;
- Hàm Bí thư thứ hai.
Cấp ngoại giao sơ cấp gồm có:
- Hàm Bí thư thứ ba;
- Hàm Tuỳ viên.
Theo đó, Hệ thống hàm, cấp ngoại giao Việt Nam được quy định phân thành 03 cấp bao gồm các hàm ngoại giao như sau:
(1) Cấp ngoại giao cao cấp gồm có:
- Hàm Đại sứ;
- Hàm Công sứ;
- Hàm Tham tán.
Cấp ngoại giao trung cấp gồm có:
- Hàm Bí thư thứ nhất;
- Hàm Bí thư thứ hai.
Cấp ngoại giao sơ cấp gồm có:
- Hàm Bí thư thứ ba;
- Hàm Tuỳ viên.
Hệ thống hàm, cấp ngoại giao Việt Nam (Hình từ Internet)
Người mang hàm ngoại giao phải đáp ứng yêu cầu gì? Nghĩa vụ và quyền lợi của người mang hàm ngoại giao?
Theo Điều 3 Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao năm 1995 quy định như sau:
Điều 3
Người mang hàm ngoại giao phải không ngừng rèn luyện và học tập nhằm nâng cao trình độ và năng lực về mọi mặt, tích cực góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền ngoại giao Việt Nam, giữ gìn phẩm chất và danh dự của công chức ngành ngoại giao Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Theo đó, người mang hàm ngoại giao phải không ngừng rèn luyện và học tập nhằm nâng cao trình độ và năng lực về mọi mặt, tích cực góp phần vào việc xây dựng và phát triển nền ngoại giao Việt Nam, giữ gìn phẩm chất và danh dự của công chức ngành ngoại giao Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Nghĩa vụ của người mang hàm ngoại giao được quy định tại Điều 21 Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao năm 1995 như sau:
Điều 21
Người mang hàm ngoại giao có nghĩa vụ:
1- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế và các quy định của ngành ngoại giao;
3- Bảo vệ lợi ích quốc gia, bí mật Nhà nước và danh dự của dân tộc;
4- Thường xuyên rèn luyện, học tập nâng cao trình độ và năng lực chính trị, nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ, giữ gìn tư cách công chức ngành ngoại giao Việt Nam.
5- Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Quyền lợi của người mang hàm ngoại giao được quy định từ Điều 22 Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao năm 1995 đến Điều 25 Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao năm 1995 như sau:
- Người mang hàm ngoại giao đang công tác được hưởng mọi quyền lợi của công chức Nhà nước. Việc phong, thăng hàm, cấp ngoại giao là một cơ sở để bố trí công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đề bạt chức vụ và xếp lương cho công chức phù hợp với quy định chung về chế độ tiền lương của Nhà nước.
- Người mang hàm ngoại giao được quyền sử dụng hàm ngoại giao trong công tác đối ngoại, nhưng không được sử dụng vào mục đích khác trái với quy định của pháp luật.
- Người mang hàm ngoại giao được pháp luật bảo vệ và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giúp đỡ khi thi hành công vụ.
- Người mang hàm ngoại giao được cấp giấy chứng nhận về hàm, cấp ngoại giao. Mẫu giấy chứng nhận và thủ tục cấp giấy chứng nhận về hàm, cấp ngoại giao do Chính phủ quy định.
Lưu ý: Theo Điều 26 Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao năm 1995 quy định người nào vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các văn bản pháp luật khác có liên quan, thì tuỳ mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?