Hai vợ chồng ly hôn, vợ có phải trả lại tiền lương đã cầm của chồng hay không theo quy định mới nhất?
Hai vợ chồng ly hôn, vợ có phải trả lại tiền lương đã cầm của chồng hay không theo quy định mới nhất?
Hai vợ chồng ly hôn, vợ có phải trả lại tiền lương đã cầm của chồng hay không theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 40 của Luật này.
Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận, cũng là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên, thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Như vậy, số tiền lương mà chồng bạn làm ra trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Hơn nữa, bạn đã dùng số tiền đó để chăm lo cho gia đình, đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015 về sở hữu chung của vợ chồng: Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếu hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Do đó, việc chồng bạn kiện bạn việc chiếm giữ tài sản, cũng không có sơ sở. Khi mới kết hôn, vợ chồng đã có thỏa thuận về việc để bạn nhận và giữ lương của anh ấy. Dù là thỏa thuận bằng miệng như sự việc đã diễn ra nhiều năm, chồng bạn cũng không có ý kiến nên có thể hiểu rằng thỏa thuận này là đã tồn tại hợp pháp. Vì vậy, các yêu cầu của chồng bạn về tài sản đưa ra là không có căn cứ, không phù hợp với quy định của pháp luật.
Hai vợ chồng ly hôn, vợ có phải trả lại tiền lương đã cầm của chồng hay không (Hình từ Internet)
Hai vợ chồng ly hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con được quy định như thế nào?
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con giữa vợ và chồng khi ly hôn căn cứ theo Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
- Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
- Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
Mức cấp dưỡng cho con khi hai vợ chồng ly hôn quy định như thế nào?
Mức cấp dưỡng cho con khi hai vợ chồng ly hôn căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
- Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về phương thức cấp dưỡng như sau:
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?