Con 07 tuổi thì cha mẹ ly hôn phải xem xét nguyện vọng của con đúng không? Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con là mẫu nào?
Con 07 tuổi thì cha mẹ ly hôn phải xem xét nguyện vọng của con đúng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo đó, Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
Như vậy, trường hợp cha mẹ ly hôn mà con đã từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con 07 tuổi thì cha mẹ ly hôn phải xem xét nguyện vọng của con đúng không? Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con là mẫu nào? Cách điền Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con gồm những gì?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật và các văn bản có liên quan không có quy định về Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con.
Do đó, xin mời tham khảo qua Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn dưới đây:
Tải về Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn (01)
Tải về Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn (02)
Có thể tham khảo hướng dẫn cách điền mẫu đơn trình bày nguyện của con khi cha mẹ ly hôn bao gồm:
(1) Kính gửi: Tòa án nhân dân( ……………..)
(2) Cháu tên là: (Điền đầy đủ họ và tên của cháu).
(3) Sinh ngày … tháng … năm …: (Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh của cháu).
(4 )Địa chỉ hiện tại: (Điền địa chỉ nơi cháu bé đang sinh sống).
(5) Cháu hiện là con của bố … và mẹ …: (Điền đầy đủ họ tên của cha và mẹ).
Phần trình bày nguyện vọng:
Trường hợp cụ thể của gia đình, cháu bé sẽ trình bày nguyện vọng của mình: Muốn được ở với mẹ hay ở với bố.
Lưu ý: Mẫu đơn quý khách hàng có thể viết theo mẫu trên. Tuy nhiên, nội dung mẫu sẽ phải do cháu bé viết tay, không soạn sẵn.
Ví dụ: Con là con của bố… và mẹ …, từ trước đến nay gia đình con sống rất hạnh phúc nhưng gần đây cha mẹ thường xuyên cãi nhau và hiện cha mẹ không còn sống chung nhà. Con ....................................... với..................... con xin cảm ơn.
Kết thúc đơn:
Ký tên: (Cho con tự ký tên vào đơn).
Lưu ý: Phần hướng dẫn trên đây chỉ mang tính chất tham khảo! Tùy theo hoàng cảnh và điều kiện của gia đình có thể điền mẫu sao cho phù hợp nhất.
Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên cần phải bảo đảm những yêu cầu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP có quy định như sau:
Giải quyết việc nuôi con khi ly hôn quy định tại Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình
1. Khi xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây:
a) Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;
b) Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;
c) Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ;
d) Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con;
đ) Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;
e) Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con;
g) Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.
2. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình và khoản 3 Điều 208 của Bộ luật Tố tụng dân sự phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình;
b) Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con;
c) Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con.
...
Như vậy, việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên cần phải bảo đảm những yêu cầu sau đây:
- Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình;
- Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con;
- Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích cá nhân Hội Liên hiệp Phụ nữ mới nhất? Tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là gì?
- Thứ 6 ngày 13 có gì? Thứ 6 ngày 13 tháng 12 năm nay có phải là lễ lớn? Năm nay có bao nhiêu thứ 6 ngày 13?
- Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính từ 15/12/2024 ra sao?
- Việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký biện pháp bảo đảm cần phải căn cứ vào đâu?
- Hợp đồng chính là gì? Sự vô hiệu của hợp đồng chính không làm chấm dứt hợp đồng phụ trong trường hợp nào?