Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang phục vụ tại ngũ hiện nay có bao nhiêu cấp bậc quân hàm?
Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu cấp bậc quân hàm?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định về cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có ba bậc quân hàm: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.
2. Binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có hai bậc quân hàm: Binh nhất, Binh nhì.
Bên cạnh đó, theo Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan như sau:
Chức vụ, cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ:
a) Phó trung đội trưởng và tương đương;
b) Tiểu đội trưởng và tương đương;
c) Phó tiểu đội trưởng và tương đương;
d) Chiến sĩ.
2. Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ:
a) Thượng sĩ;
b) Trung sĩ;
c) Hạ sĩ;
d) Binh nhất;
đ) Binh nhì.
...
Như vậy, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang phục vụ tại ngũ có 03 cấp bậc quân hàm:
- Thượng sĩ;
- Trung sĩ;
- Hạ sĩ.
Ai có quyền thăng cấp bậc hàm đối vối hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang phục vụ tại ngũ?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Phong cấp bậc Binh nhì
a) Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định phong cấp bậc Binh nhì đối với quân nhân thuộc quyền;
b) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) quyết định phong quân hàm Binh nhì đối với công dân đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.
2. Thăng, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
a) Tiểu đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng cấp bậc Binh nhất đối với binh sĩ thuộc quyền;
b) Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng, giáng cấp bậc đến Trung sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền;
c) Sư đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm đến Thượng sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền.
3. Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ vi phạm kỷ luật, nếu không còn đủ tư cách quân nhân, thì kỷ luật tước danh hiệu quân nhân theo quy định của Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam.
4. Thăng, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm đến Trung sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.
b) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh) quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm Thượng sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.
Căn cứ trên quy định về thẩm quyền thăng cấp bậc hàm đối vối hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang phục vụ tại ngũ như sau:
- Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng cấp bậc đến Trung sĩ đối với hạ sĩ quan thuộc quyền;
- Sư đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định thăng cấp bậc quân hàm đến Thượng sĩ đối với hạ sĩ quan thuộc quyền.
Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang phục vụ tại ngũ hiện nay có bao nhiêu cấp bậc quân hàm? (Hình từ Internet)
Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang phục vụ tại ngũ vi phạm kỷ luật có thể bị xử lý ra sao?
Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định như sau:
Thẩm quyền phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ
...
3. Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ vi phạm kỷ luật, nếu không còn đủ tư cách quân nhân, thì kỷ luật tước danh hiệu quân nhân theo quy định của Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam.
4. Thăng, giáng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm đến Trung sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.
b) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh) quyết định thăng, giáng cấp bậc quân hàm Thượng sĩ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên.
Như vậy, trường hợp hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang phục vụ tại ngũ vi phạm kỷ luật, nếu không còn đủ tư cách quân nhân, thì kỷ luật tước danh hiệu quân nhân theo quy định của Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?