Gợi ý việc nên và không nên làm ngày Lễ Phật Đản? Lễ Phật Đản có phải là ngày lễ lớn của đất nước?

Gợi ý việc nên và không nên làm ngày Lễ Phật Đản? Lễ Phật Đản có phải là ngày lễ lớn của đất nước? 05 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo là gì theo Luật Tín ngưỡng tôn giáo là gì?

Gợi ý việc nên và không nên làm vào ngày Lễ Phật Đản?

Các việc nên làm vào ngày Lễ Phật Đản

Tham khảo các việc nên làm vào ngày Lễ Phật Đản dưới đây:

1/ Ăn chay, niệm kinh Phật

Đây là hoạt động cần làm giúp tâm thanh tinh, với ý nghĩa tránh sát sinh, tôn trọng sự sống của muôn loài, tâm niệm làm những việc thiện lành và tránh những điều xấu xa, tàn ác.

2/ Lau dọn bàn thờ, vệ sinh nhà cửa

Lễ Phật Đảng là ngày lễ vô cùng quan trọng đối với các gia đình theo đạo phật. Việc lau dọn bàn thờ và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thể hiện lòng thành kính của Phật tử đối với Đức Phật. Ngoài ra, việc vệ sinh nhà cửa còn có ý nghĩa gột rửa, thanh tẩy đi những điều xấu xa.

3/ Nghe giảng pháp, phụ giúp nhà chùa làm công quả

Vào ngày Lễ Phật Đảng, các Phật tử thường đi chùa để nghe giảng pháp nhằm giúp tâm thanh tịnh, tâm hồn an nhiên hơn. Ngoài ra, việc phụ giúp nhà chùa làm công quả càng góp phần làm cho ngày Lễ trở nên ý nghĩa.

4/ Làm thiện nguyện

Làm thiện nguyên như đi từ thiện, phóng sinh... vào ngày lễ Phật Đảng không chỉ thể hiện lòng từ bi và nhân ái mà còn góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong xã hội.

Các việc không nên làm vào ngày Lễ Phật Đản

Tham khảo các việc không nên làm vào ngày Lễ Phật Đản dưới đây:

1/ Sát sinh

Trong giáo lý nhà Phật, mỗi mạng sống của chúng sinh đều rất quý giá. Việc sát sinh sẽ đem lại khổ đau và làm mất đi sự an lạc trong tâm hồn. Người không sát sinh sẽ giữ được sự bình an và thanh tịnh.

2/ Đặt sai vị trí bàn thờ

Bàn thờ Phật là nơi chúng ta thể hiện niềm tin, đức tin của mình đối với Phật. Việc đặt vị trí bàn thờ Phật cũng cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

- Tối kị đặt bàn thờ Phật thấp hơn bài vị tổ tiên hay thấp hơn bàn thờ gia tiên.

- Bàn thờ Phật phải được dọn dẹp sạch sẽ.

- Tránh đặt bàn thờ Phật gần nhà tắm hoặc nhà vệ sinh... Nên đặt ở nơi cao nhất, hướng ra cổng chính.

3/ Điều kiêng kỵ khi đi chùa

- Khi đi chùa, tránh để trẻ con chạy nhảy lung tung, làm ồn ào chốn linh thiêng.

- Không nói quá to, tránh việc nói tục, chửi thể trong khuôn viên của chùa.

- Không tự ý quay phim, chụp hình Phật nếu không được cho phép.

- Ăn mặc lịch sự, không ăn mặc hở hang.

*Thông tin về việc nên và không nên làm vào ngày Lễ Phật Đản trên chỉ mang tính chất tham khảo

Gợi ý việc nên và không nên làm ngày Lễ Phật Đản?

Gợi ý việc nên và không nên làm ngày Lễ Phật Đản? (Hình từ Internet)

Lễ Phật Đản có phải là ngày lễ lớn của đất nước?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của đất nước Việt Nam như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo quy định trên thì các ngày lễ lớn của đất nước gồm:

- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, Lễ Phật Đản không phải là ngày lễ lớn của đất nước theo quy định pháp luật.

05 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo là gì?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Như vậy, 05 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo gồm:

(1) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

(2) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

(4) Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

(5) Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Lễ Phật Đản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Gợi ý việc nên và không nên làm ngày Lễ Phật Đản? Lễ Phật Đản có phải là ngày lễ lớn của đất nước?
Pháp luật
Xá lợi Phật là gì? Xá lợi Phật Thích Ca là gì? Xá lợi là gì? Nguyên nhân hình thành xá lợi Phật? Quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Pháp luật
Lễ Phật Đản là gì? Lễ Phật Đản là ngày bao nhiêu? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương Lễ Phật Đản?
Pháp luật
Thông tin chi tiết Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc do Việt Nam đăng cai tổ chức? Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc có phải ngày lễ lớn của Việt Nam?
Pháp luật
Lễ Phật đản 2025 là ngày nào? Đại lễ Vesak Liên hợp Quốc 2025 tổ chức ở đâu? Lễ Phật đản 2025 Phật lịch bao nhiêu?
Pháp luật
Lịch Đại lễ Vesak 2025 ngày nào, tổ chức ở đâu? Đại lễ Vesak tại Việt Nam 2025 ngày nào? Ý nghĩa lễ Phật đản Vesak?
Pháp luật
Vesak là gì? Đại lễ Vesak là gì? Đại lễ Vesak năm nay được tổ chức ở đâu? Người tham gia Đại lễ Vesak có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Lịch âm tháng 4/2024 đầy đủ, chi tiết nhất? Lễ Phật đản 2024 rơi vào tháng 4 âm lịch đúng không?
Pháp luật
Thông điệp Phật Đản 2023? Diễn văn Phật Đản 2023? Mặc hở hang khi tham gia lễ Phật Đản 2023 có bị phạt không?
Pháp luật
Ngày 22 tháng 5 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Đại lễ Phật đản 2024 diễn ra vào ngày 22 tháng 5 năm 2024 đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ Phật Đản
14 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ Phật Đản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ Phật Đản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào