Gói thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức chào hàng cạnh tranh có bắt buộc phải áp dụng hợp đồng trọn gói không?
- Gói thầu mua sắm hàng hóa có thể áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh hay không?
- Hợp đồng trọn gói trong hoạt động đấu thầu là hợp đồng như thế nào?
- Hạn mức giá trị gói thầu chào hàng cạnh tranh là bao nhiêu?
- Gói thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức chào hàng cạnh tranh có bắt buộc phải áp dụng hợp đồng trọn gói không?
Gói thầu mua sắm hàng hóa có thể áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh hay không?
>> Mới nhất Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành Tải
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2013 thì chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với các gói thầu sau:
"Điều 23. Chào hàng cạnh tranh
1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
Theo đó, gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng thuộc trường hợp áp dụng chào hàng cạnh tranh.
Gói thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức chào hàng cạnh tranh có bắt buộc phải áp dụng hợp đồng trọn gói không?
Hợp đồng trọn gói trong hoạt động đấu thầu là hợp đồng như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu 2013 quy định về hợp đồng trọn gói như sau:
"Điều 62. Loại hợp đồng
1. Hợp đồng trọn gói:
a) Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng;
b) Khi áp dụng hợp đồng trọn gói, giá gói thầu để làm căn cứ xét duyệt trúng thầu phải bao gồm cả chi phí cho các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, chi phí dự phòng trượt giá. Giá dự thầu phải bao gồm tất cả các chi phí cho các yếu tố rủi ro và chi phí trượt giá có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng;
c) Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói."
Theo quy định trên thì hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản, có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà nhà thầu được thanh toán cho đến khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng.
Hạn mức giá trị gói thầu chào hàng cạnh tranh là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về hạn mức giá trị gói thầu chào hàng cạnh tranh như sau:
"Điều 57. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh
1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
2. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng."
Như vậy, tùy thuộc hình thức chào hàng cạnh cạnh tranh thông thường hay rút gọn mà giá trị hợp đồng sẽ khác nhau. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức chào hàng cạnh tranh thông thường thì giá trị gói thầu không quá 05 tỷ đồng, nếu áp dụng theo hình thức rút gọn thì giá trị gói thầu không quá 01 tỷ đồng.
Gói thầu mua sắm hàng hóa theo hình thức chào hàng cạnh tranh có bắt buộc phải áp dụng hợp đồng trọn gói không?
Căn cứ theo Điều 63 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ như sau:
"Điều 63. Hạn mức của gói thầu quy mô nhỏ
Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng."
Căn cứ các quy định trên, đối với chào hàng cạnh tranh gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng thì bắt buộc phải áp dụng hợp đồng trọn gói.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu trên 10 tỷ đồng thì không bắt buộc phải áp dụng hợp đồng trọn gói mà có thể áp dụng hợp đồng theo hình thức khác quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 62 Luật đấu thầu 2013. Nếu áp dụng hợp đồng theo hình thức khác quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 62 Luật đấu thầu 2013, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia từ ngày 1/7/2025 theo Luật Dữ liệu 2024 quy định như thế nào?
- Ngày 26 12 âm là bao nhiêu dương? 26 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 26 tháng Chạp được nghỉ Tết chưa?
- Mức thu lệ phí trước bạ ô tô 2025 là bao nhiêu? Đối tượng nào phải nộp lệ phí trước bạ ô tô?
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?