Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người có thời hạn trong bao lâu? Không cấp Giấy phép thành lập cơ sở này trong trường hợp nào?
Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người có thời hạn trong bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2013/NĐCP như sau:
Quyết định cấp Giấy phép thành lập
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ văn bản đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc cấp Giấy phép thành lập.
2. Giấy phép thành lập có thời hạn tối đa là 05 (năm) năm, gồm các nội dung chính sau:
a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax (nếu có);
b) Họ và tên người đứng đầu;
c) Phạm vi hoạt động, các dịch vụ hỗ trợ.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mẫu Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
4. Thời hạn cấp Giấy phép thành lập:
a) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc cấp Giấy phép thành lập;
b) Trường hợp không cấp Giấy phép thành lập, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, có thể thấy rằng giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người sẽ có thời hạn tối đa là 05 (năm).
Cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người (Hình từ Internet)
Không cấp Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 09/2013/NĐCP như sau:
Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Tổ chức cá nhân Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Việc thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc lợi dụng việc thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
c) Hồ sơ không hợp lệ.
Theo đó, các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập như sau:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Tổ chức cá nhân Việt Nam thuộc một trong các trường hợp:
+ Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này;
+ Việc thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc lợi dụng việc thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
+ Hồ sơ không hợp lệ.
Như vậy, không cấp Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người trong trường hợp trong quy định trên.
Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người trong trường hợp nào cần sửa đổi?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 09/2013/NĐCP như sau:
Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập
1. Giấy phép thành lập phải sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi người đứng đầu;
b) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở;
c) Thay đổi tên gọi, phạm vi hoạt động, dịch vụ hỗ trợ được cấp phép.
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập, gồm:
a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
b) Bản sao Giấy phép thành lập đã được cấp;
c) Văn bản, tài liệu chứng minh việc thay đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thành lập phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để làm thủ tục sửa đổi, bổ sung.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.
...
Theo đó, Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người trong trường hợp sửa đổi, bổ sung như sau:
+ Thay đổi người đứng đầu;
+ Thay đổi địa điểm đặt trụ sở;
+ Thay đổi tên gọi, phạm vi hoạt động, dịch vụ hỗ trợ được cấp phép.
Như vậy, có thể thấy rằng Giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người trong các trường hợp trên thì phải thực hiện sửa đổi, bổ sung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?