Giấy phép của cơ sở thiết kế tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang thiết bị của tàu bay không người lái bị rách có được cấp đổi không?
- Giấy phép của cơ sở thiết kế tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang thiết bị của tàu bay không người lái bị rách có được cấp đổi không?
- Hồ sơ cấp đổi giấy phép của cơ sở thiết kế tàu bay không người lái bị rách cần những gì?
- Trình tự cấp đổi giấy phép của cơ sở thiết kế tàu bay không người lái bị rách thực hiện như thế nào?
Giấy phép của cơ sở thiết kế tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang thiết bị của tàu bay không người lái bị rách có được cấp đổi không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định như sau:
Thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
1. Trường hợp cấp đổi, cấp lại
a) Cấp đổi trong trường hợp giấy phép bị nhàu, ố, rách nát hoặc thay đổi thông tin trên giấy phép;
b) Cấp lại trong trường hợp giấy phép bị mất, hoặc bị thu hồi, hoặc hết thời hạn sử dụng.
Tàu bay không người lái là thiết bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của phi công, tổ lái trên thiết bị bay đó theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2008/NĐ-CP.
Theo quy định trên, giấy phép của cơ sở thiết kế tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái được cấp đổi trong trường hợp giấy phép bị nhàu, ố, rách nát hoặc thay đổi thông tin trên giấy phép.
Như vậy, giấy phép của cơ sở thiết kế tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang thiết bị của tàu bay không người lái bị rách (sau đây gọi tắt là cơ sở thiết kế tàu bay không người lái) thì được cấp đổi.
Cấp đổi giấy phép của cơ sở thiết kế tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang thiết bị của tàu bay không người lái (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp đổi giấy phép của cơ sở thiết kế tàu bay không người lái bị rách cần những gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định như sau:
Thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
...
2. Hồ sơ
a) Cấp đổi, gồm: Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép của Chủ cơ sở thực hiện theo Mẫu số 03/ĐĐNCP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; Giấy phép đã được cấp;
b) Cấp lại, gồm: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép của Chủ cơ sở theo Mẫu số 03/ĐĐNCP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; kèm theo giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc mất giấy phép, hoặc giấy phép đã hết hạn sử dụng.
Như vậy, hồ sơ cấp đổi giấy phép của cơ sở thiết kế tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang thiết bị của tàu bay không người lái bị rách gồm:
- Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép của Chủ cơ sở thực hiện theo Mẫu số 03/ĐĐNCP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 35/2017/TT-BQP;
- Giấy phép đã được cấp;
Trình tự cấp đổi giấy phép của cơ sở thiết kế tàu bay không người lái bị rách thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định như sau:
Thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
...
3. Trình tự thực hiện
a) Chủ cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này gửi qua đường bưu điện đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu theo địa chỉ quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 8 Thông tư này;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định và cấp đổi, cấp lại giấy phép cho Chủ cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Chủ cơ sở biết để hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Thời gian Chủ cơ sở hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.
Như vậy, Chủ cơ sở thiết kế tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang thiết bị của tàu bay không người lái có giấy phép bị rách có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ như hướng dẫn trên gửi qua đường bưu điện đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu theo địa chỉ:
- Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu, số 1, đường Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; số điện thoại liên hệ: 069 696108; số fax: 04 37337994.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định và cấp đổi giấy phép cho Chủ cơ sở thiết kế tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay không người lái.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Chủ cơ sở biết để hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Thời gian Chủ cơ sở hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?