Quy định mới về việc lấy ý kiến, tham vấn chính sách theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới nhất có nội dung thế nào?
- Quy định mới về việc lấy ý kiến tham vấn chính sách theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới nhất có nội dung thế nào?
- Cơ quan tổ chức được đề nghị tham vấn chính sách có phải chịu trách nhiệm về nội dung tham vấn chính sách hay không?
- Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề xuất chính sách có trách nhiệm như thế nào trong việc tham vấn, lấy ý kiến chính sách?
Quy định mới về việc lấy ý kiến tham vấn chính sách theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới nhất có nội dung thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Theo đó, việc lấy ý kiến tham vấn chính sách theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có nội dung, cụ thể sau đây:
(1) Cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia góp ý kiến;
- Tổ chức hội nghị tham vấn Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với chính sách liên quan trực tiếp thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách trong quá trình xây dựng chính sách.
Theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội được tham vấn, cơ quan lập đề xuất chính sách mời đại diện cơ quan khác của Quốc hội, đối tượng hoặc tổ chức đại diện cho đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách, các chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia hội nghị. Tại hội nghị tham vấn, lãnh đạo cơ quan lập đề xuất chính sách thuyết trình và giải trình các vấn đề liên quan đến chính sách. Cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm xây dựng văn bản về kết quả tham vấn chính sách trong đó phải nêu rõ quan điểm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham vấn.
Việc tham vấn chính sách đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện theo quy định của Chính phủ;
- Nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, tham vấn chính sách.
(2) Hồ sơ chính sách để lấy ý kiến, tham vấn chính sách gồm dự thảo các tài liệu sau đây:
- Tờ trình;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách;
- Báo cáo rà soát các chủ trương, đường lối của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế có liên quan đến chính sách;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách;
- Bản thuyết minh quy phạm hóa chính sách.
(3) Đối với hồ sơ chính sách không do Chính phủ trình, cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm xin ý kiến Chính phủ. Hồ sơ chính sách gửi Chính phủ cho ý kiến gồm văn bản đề nghị cho ý kiến và các tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 31 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025. Chính phủ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ chính sách.
Cơ quan lập đề xuất chính sách có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến của Chính phủ.
Quy định mới về việc lấy ý kiến, tham vấn chính sách theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới nhất có nội dung thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan tổ chức được đề nghị tham vấn chính sách có phải chịu trách nhiệm về nội dung tham vấn chính sách hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 68 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc hỗ trợ đại biểu Quốc hội trong xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đại biểu Quốc hội trình.
2. Cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan thẩm tra, cơ quan được tham vấn chính sách có quyền thuê chuyên gia, tổ chức điều tra, khảo sát thực tế, hội thảo, tọa đàm, đánh giá tác động của chính sách để hỗ trợ, nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, tham vấn, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra.
3. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự án, dự thảo văn bản do mình trình.
4. Cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo chịu trách nhiệm trước cơ quan trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiến độ, chất lượng lập đề xuất chính sách, soạn thảo; truyền thông chính sách và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, tham vấn, phản biện xã hội, thẩm định, thẩm tra.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được đề nghị tham vấn chính sách, tham gia góp ý về chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung tham vấn chính sách, tham gia góp ý và thời hạn tham gia góp ý.
...
Như vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân được đề nghị tham vấn chính sách, tham gia góp ý về chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung tham vấn chính sách, tham gia góp ý và thời hạn tham gia góp ý.
Do đó, đối với cơ quan tổ chức được đề nghị tham vấn chính sách sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tham vấn chính sách, tham gia góp ý và thời hạn tham gia góp ý.
Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề xuất chính sách có trách nhiệm như thế nào trong việc tham vấn, lấy ý kiến chính sách?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 15 Nghị định 78/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Tham vấn, lấy ý kiến chính sách đối với bộ, cơ quan ngang bộ
...
3. Hồ sơ chính sách để tham vấn, lấy ý kiến được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề xuất chính sách có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến tham vấn, ý kiến góp ý để hoàn thiện chính sách.
Như vậy, Bộ, cơ quan ngang bộ lập đề xuất chính sách có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến tham vấn, ý kiến góp ý để hoàn thiện chính sách theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phát tán hồ sơ bệnh án giả lên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến người khác có vi phạm pháp luật không?
- Thuốc đơn thành phần nào được xem xét đưa vào danh mục được hưởng đối với người tham gia bảo hiểm y tế?
- Sáp nhập tỉnh người dân có phải đổi thẻ Căn cước mới? Bao nhiêu tuổi phải cấp đổi thẻ căn cước?
- 05 Hành vi bị nghiêm cấm khi tổ chức cơ quan Điều tra hình sự? Trách nhiệm của cơ quan trong hoạt động Điều tra?
- Suy dinh dưỡng là gì? Người bệnh suy dinh dưỡng nặng thì bác sĩ điều trị cần phải làm như thế nào?