Giáo viên hợp đồng trong trường công lập nộp đơn xin thôi việc trong thời gian nghỉ hè có được không?
Giáo viên hợp đồng trong trường công lập nộp đơn xin thôi việc trong thời gian nghỉ hè có được không?
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức được căn cứ theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010 thì:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
...
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
...
Như vậy, quy định chung hiện hành chỉ yêu cầu rằng khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì tùy thuộc vào loại hợp đồng là gì mà viên chức thông báo cho người đứng đầu đơn vị biết trước ít nhất 45 ngày hoặc 30 ngày hoặc 3 ngày tùy thuộc trường hợp. Đây là quy định chung và kể cả giáo viên hợp đồng cũng như thế, không có quy định gì cá biệt hết.
Đồng thời, cũng không có quy định nào ràng buộc trong thời gian nghỉ hè thì giáo viên hợp đồng không được nộp đơn xin thôi việc cả, cho nên việc nhà trường yêu cầu mình điều chỉnh lại đơn sang tháng 9 thay vì tháng 8 thì mình nên trao đổi lại lý do vì sao? Có cơ sở pháp lý nào không? Đây là quy định của nhà trường hay là yêu cầu về mặt quản lý tại địa phương chứ còn về mặt quy định của văn bản quy phạm là không có chị nhé.
Nếu xét đúng quy định thì mình phải báo trước đúng ngày, quan trọng ở đây là từ phía nhà trường, chị cần phải làm rõ lại là việc điều chỉnh đơn này nhằm mục đích gì, vì nếu khi điều chỉnh đơn mà ngày nghỉ việc không điều chỉnh theo thì sẽ dẫn đến là việc thông báo này không đảm bảo số ngày quy định dẫn đến có thể ảnh hưởng đến chế độ trợ cấp thôi việc đối với chị nếu bị làm khó.
Giáo viên hợp đồng trong trường công lập nộp đơn xin thôi việc trong thời gian nghỉ hè có được không? (Hình từ Internet)
Tranh chấp liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng làm việc của giáo viên hợp đồng sẽ được giải quyết theo luật nào?
Giải quyết tranh chấp về hợp đồng làm việc của viên chức được quy định tại Điều 30 Luật Viên chức 2010 như sau:
Giải quyết tranh chấp về hợp đồng làm việc
Tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo quy định nêu trên thì tranh chấp liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng làm việc của giáo viên hợp đồng được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.
Trợ cấp thôi việc đối với giáo viên hợp đồng thôi việc được quy định thế nào?
Trợ cấp thôi việc đối với giáo viên hợp đồng thôi việc được hướng dẫn bởi Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:
Trường hợp 01: Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:
- Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
- Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng;
Trường hợp 02: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008;
Trường hợp 03: Viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.
Trường hợp 04: Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?