Giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật được hưởng mức phụ cấp là bao nhiêu?

Tôi muốn biết giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật được hưởng mức phụ cấp là bao nhiêu? Con gái tôi hiện đang làm giáo viên dạy tại một cơ sở giáo dục dành cho người khuyết tật, việc đi dạy vẫn ổn định nhưng có phần khó khăn hơn những giáo viên khác do đối tượng được dạy là người khuyết tật nên tôi không biết nếu dạy người khuyết tật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật được hưởng mức phụ cấp là bao nhiêu?

Dạy nghề đối với người khuyết tật được quy định như thế nào?

Theo Điều 32 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về dạy nghề đối với người khuyết tật như sau:

“Điều 32. Dạy nghề đối với người khuyết tật
1. Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác.
2. Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.
3. Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật phải bảo đảm điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
4. Người khuyết tật học nghề, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.”

Giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

Giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

Giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật được hưởng mức phụ cấp là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp như sau:

“Điều 8. Mức phụ cấp
1. Nhà giáo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).”

Căn cứ theo quy định này, Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện thưởng như sau:

“Điều 7. Điều kiện hưởng
1. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
2. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
3. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
4. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.”

Như vậy, giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật được hưởng mức phụ cấp là mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng được tính như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH quy định về cách tính tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng như sau:

Việc tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 8 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:

...

(2) Cách tính tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng

Tiền phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.

Ví dụ 5: Trường hợp nhà giáo C tại ví dụ 3 thuộc khoản 1 Điều này được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 70%; hệ số lương hiện hưởng 3,66; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo C được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = (3,66 + 0,45) x 1.300.000 đồng x 70% = 3.740.100 đồng.

Ví dụ 6: Trường hợp nhà giáo D tại ví dụ 4 thuộc khoản 1 Điều này giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập có 15% học viên là người khuyết tật thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 40%; hệ số lương hiện hưởng 3,66. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo D được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = 3,66 x 1.300.000 đồng x 40% = 1.903.200 đồng.

(3) Thời gian không được tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật

- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành;

- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

(4) Phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được trả cùng kỳ lương hằng tháng kể cả thời gian nghỉ hè.

Do đó, tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng được tính như sau: Tiền phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.

Người khuyết tật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người khuyết tật
Dạy người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục thực hiện theo Nghị định 125 ra sao?
Pháp luật
Điều kiện cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục theo Nghị định 125 như thế nào?
Pháp luật
Ngày 3 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ, tết của người lao động? Người lao động là người khuyết tật có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm?
Pháp luật
Thủ tục thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục?
Pháp luật
Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật? Xác định mức độ khuyết tật bằng phương pháp nào? Và thủ tục xác định thực hiện những gì?
Pháp luật
Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không? Nếu có thì được hỗ trợ những khoản nào?
Pháp luật
Hành vi phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đúng không?
Pháp luật
Người khuyết tật một bàn tay có được lái xe ô tô không? Người khuyết tật một bàn tay cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký học lái ô tô?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục cản trở người khuyết tật học tập bị phạt thế nào? Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người khuyết tật
1,439 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người khuyết tật Dạy người khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người khuyết tật Xem toàn bộ văn bản về Dạy người khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào