Giáo dục hòa nhập là gì? Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân không?
Giáo dục hòa nhập là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Giáo dục hòa nhập
1. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của người học; bảo đảm quyền học tập bình đẳng, chất lượng giáo dục, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và khả năng của người học; tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của người học và không phân biệt đối xử.
2. Nhà nước có chính sách hỗ trợ thực hiện giáo dục hòa nhập cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của người học; bảo đảm quyền học tập bình đẳng, chất lượng giáo dục, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và khả năng của người học; tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của người học và không phân biệt đối xử.
Giáo dục hòa nhập là gì? Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân không? (Hình từ Internet)
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 65 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Cơ sở giáo dục khác
1. Cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật;
b) Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên;
c) Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục khác quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, quản lý, điều hành cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, trừ trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
Như vậy, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập sẽ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật.
Hoạt động dạy học và giáo dục tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Theo đó, hoạt động dạy học và giáo dục tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập bao gồm:
- Học sinh được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp có không quá 12 học sinh. Việc sắp xếp lớp học cho học sinh trên cơ sở xác định khả năng, nhu cầu và kết quả giáo dục trong năm học trước của học sinh (nếu có).
- Trung tâm tổ chức dạy học và giáo dục theo kế hoạch giáo dục của Trung tâm:
+ Kế hoạch giáo dục của Trung tâm là kế hoạch tổ chức dạy học và giáo dục cho học sinh khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt.
+ Kế hoạch giáo dục của Trung tâm được xây dựng trên cơ sở triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù phù hợp với khả năng, nhu cầu học sinh khuyết tật; giám đốc Trung tâm phê duyệt, báo cáo sở giáo dục và đào tạo và cơ quan quản lý chuyên môn khác theo quy định để tổ chức thực hiện.
- Nội dung giáo dục kỹ năng đặc thù được tổ chức ít nhất 5 tiết (hoạt động học)/tuần, phù hợp với nhu cầu, khả năng của cá nhân học sinh. Căn cứ vào nhu cầu giáo dục của học sinh, Trung tâm có thể bố trí thêm các giờ hỗ trợ giáo dục/can thiệp cá nhân.
- Học sinh học tập tại Trung tâm được giáo viên phối hợp với cha mẹ/người giám hộ để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân theo năm học. Trên cơ sở kế hoạch giáo dục cá nhân, giáo viên thiết kế và thực hiện kế hoạch bài dạy, kiểm tra đánh giá học sinh theo các quy định hiện hành của các cấp học tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?