Giáo dục cho người khuyết tật tại các quốc gia hướng tới phát triển toàn vẹn tiềm năng về những mặt nào?
- Giáo dục cho người khuyết tật tại các quốc gia hướng tới phát triển toàn vẹn tiềm năng về những mặt nào?
- Cơ sở giáo dục không cho phép người khuyết tật miễn, giảm một số môn học mà khả năng của họ không cho phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thể xử phạt đối với cơ sở giáo dục không cho phép người khuyết tật miễn, giảm một số môn học mà khả năng của họ không cho phép không?
Giáo dục cho người khuyết tật tại các quốc gia hướng tới phát triển toàn vẹn tiềm năng về những mặt nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 24 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Giáo dục
1. Quốc gia thành viên thừa nhận quyền được giáo dục của người khuyết tật. Để hướng tới biến quyền này thành hiện thực, các quốc gia thành viên phải bảo đảm hệ thống giáo dục ở mọi cấp và học tập suốt đời cho người khuyết tật cùng với người không khuyết tật trên cơ cơ sở bình đẳng về cơ hội, sự giáo dục này có định hướng:
a. Phát triển trọn vẹn năng lực tiềm tàng của con người, nhận thức về nhân cách và phẩm giá, củng cố sự tôn trọng quyền con người, các tự do cơ bản và tính đa dạng của loài người;
b. Phát triển trọn vẹn tiềm năng về tính cách, tài năng, sáng tạo, cũng như những năng lực thể chất và tinh thần của người khuyết tật;
c. Tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia hiệu quả vào xã hội tự do.
...
Như vậy, giáo dục cho người khuyết tật tại các quốc gia hướng tới phát triển toàn vẹn tiềm năng về tính cách, tài năng, sáng tạo, cũng như những năng lực thể chất và tinh thần của người khuyết tật.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục không cho phép người khuyết tật miễn, giảm một số môn học mà khả năng của họ không cho phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 13 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về trách nhiệm giáo dục đối với người khuyết tật của cơ sở giáo dục
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện dạy và học phù hợp với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
b) Không cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
c) Không cho phép người khuyết tật được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của người khuyết tật không thể đáp ứng;
d) Từ chối người khuyết tật nhập học ở độ tuổi cao hơn theo quy định của pháp luật;
đ) Đặt ra điều kiện tuyển sinh có nội dung hạn chế người khuyết tật, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật;
e) Không thực hiện ưu tiên tuyển sinh đối với người khuyết tật theo quy định của pháp luật;
g) Cản trở quyền học tập của người khuyết tật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo và các khoản đóng góp khác theo quy định của pháp luật về giáo dục;
b) Không thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất dạy và học bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật khi tiến hành cải tạo, sửa chữa cơ sở giáo dục.
Như vậy, cơ sở giáo dục không cho phép người khuyết tật miễn, giảm một số môn học mà khả năng của họ không cho phép sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thể xử phạt đối với cơ sở giáo dục không cho phép người khuyết tật miễn, giảm một số môn học mà khả năng của họ không cho phép không?
Căn cứ theo khoản 15 Điều 37 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
...
15. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thể xử phạt đối với cơ sở giáo dục không cho phép người khuyết tật miễn, giảm một số môn học mà khả năng của họ không cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?