Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ được hạch toán thông qua loại tài khoản kế toán nào?
Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ được hạch toán thông qua tài khoản kế toán nào?
Tài khoản 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ quy định tại Điều 33 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ phát sinh trong kỳ. Tài khoản này chỉ ghi nhận giá trị của hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ, không ghi nhận khoản coupon mà bên mua nhận hộ bên bán tại (các) thời điểm nằm trong thời hạn hợp đồng.
b) Doanh nghiệp phải chấp hành đúng các qui định về hình thức giao dịch, thời hạn giao dịch và thu nhập từ trái phiếu Chính phủ trong giao dịch mua bán lại được qui định tại các cơ chế tài chính hiện hành về giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ.
c) Bên mua trái phiếu theo hợp đồng mua bán lại không được ghi nhận là khoản doanh thu khi nhận khoản coupon trái phiếu của bên bán tại (các) thời điểm nằm trong thời hạn của giao dịch mua bán lại mà ghi nhận là khoản phải trả, phải nộp khác.
...
Theo đó, giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ được hạch toán thông qua Tài khoản 171.
Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ được hạch toán thông qua loại tài khoản kế toán nào? (hình từ internet)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ ra sao?
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ được quy định tại Điều 33 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Bên Nợ:
- Giá trị trái phiếu Chính phủ mua lại của bên bán khi hết hạn hợp đồng;
- Giá trị trái phiếu khi mua của bên mua khi hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ có hiệu lực;
- Phân bổ số chênh lệch giữa giá bán lại và giá mua trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ đối với bên mua.
Bên Có:
- Giá trị trái phiếu Chính phủ khi bán theo hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ của bên mua khi hết hạn hợp đồng;
- Giá trị trái phiếu khi bán của bên bán khi hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ có hiệu lực;
- Phân bổ số chênh lệch giữa giá bán lại và giá mua lại trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ đối với bên bán.
Số dư bên Nợ: Giá trị trái phiếu Chính phủ của bên mua khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại.
Số dư bên Có: Giá trị trái phiếu Chính phủ của bên bán khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại.
Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các loại hình nào?
Giao dịch trái phiếu Chính phủ được quy định tại Điều 19 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:
Giao dịch trái phiếu Chính phủ
1. Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo hình thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy chế giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
2. Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các loại hình sau:
a) Mua bán thông thường;
b) Mua bán lại và bán kết hợp mua lại;
c) Các loại hình giao dịch khác theo quy định của pháp luật chứng khoán.
3. Giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Kỳ hạn của giao dịch tối đa không quá 01 năm;
b) Bên mua và bên bán tự thỏa thuận và ký hợp đồng giao dịch bao gồm các nội dung cơ bản sau: khối lượng; lãi suất (hoặc giá trái phiếu); kỳ hạn; tài sản bảo đảm; tỷ lệ phòng ngừa rủi ro; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan- xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định tại Nghị định này và pháp luật chứng khoán.
Như vậy, trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các loại hình sau:
- Mua bán thông thường;
- Mua bán lại và bán kết hợp mua lại;
- Các loại hình giao dịch khác theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Lưu ý: Giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Kỳ hạn của giao dịch tối đa không quá 01 năm;
- Bên mua và bên bán tự thỏa thuận và ký hợp đồng giao dịch bao gồm các nội dung cơ bản sau: khối lượng; lãi suất (hoặc giá trái phiếu); kỳ hạn; tài sản bảo đảm; tỷ lệ phòng ngừa rủi ro; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?