Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Chế độ chính sách đối với giảng viên thỉnh giảng?
Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy định về giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1826/QĐ-KTNN năm 2012 như sau:
Tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên
1. Tiêu chuẩn của giảng viên thỉnh giảng: Cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia tham gia giảng dạy tại Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của nhà nước và các tiêu chuẩn sau:
a) Có lý lịch bản thân rõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức, tư cách tốt.
b) Có kinh nghiệm và am hiểu về lĩnh vực chuyên môn được mời giảng.
c) Về trình độ chuẩn được đào tạo: có trình độ đào tạo chuyên môn từ đại học trở lên, phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
d) Có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ theo quy định của Nhà nước và đáp ứng yêu cầu giảng dạy được giao.
e) Có khả năng, phương pháp sư phạm.
2. Tiêu chuẩn của báo cáo viên: công chức, viên chức của các đơn vị có đủ tiêu chuẩn trên, nhưng chưa được phê duyệt công nhận là giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước thì thủ trưởng đơn vị phê duyệt công nhận là báo cáo viên của đơn vị.
Như vậy, theo quy định, giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia tham gia giảng dạy tại Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước có đủ các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của nhà nước;
(2) Có lý lịch bản thân rõ ràng, phẩm chất chính trị, đạo đức, tư cách tốt.
(3) Có kinh nghiệm và am hiểu về lĩnh vực chuyên môn được mời giảng.
(4) Về trình độ chuẩn được đào tạo: có trình độ đào tạo chuyên môn từ đại học trở lên, phù hợp với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy.
(5) Có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ theo quy định của Nhà nước và đáp ứng yêu cầu giảng dạy được giao.
(6) Có khả năng, phương pháp sư phạm.
Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của giảng viên thỉnh giảng được quy định tại Điều 8 Quy định về giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1826/QĐ-KTNN năm 2012 như sau:
Trách nhiệm của giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên
1. Thực hiện đầy đủ và có chất lượng nội dung giảng dạy theo đúng yêu cầu được mời; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về giảng dạy, thi, đánh giá kết quả học tập; giữ gìn phẩm chất, uy tín và danh dự của giảng viên, tôn trọng nhân cách, đối xử công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học.
2. Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo của đơn vị và của Kiểm toán Nhà nước khi được yêu cầu.
3. Giảng viên thỉnh giảng thực hiện các hoạt động thỉnh giảng có trách nhiệm tuân thủ sự phân công của đơn vị mời giảng về thời gian, nhiệm vụ và chuyên môn giảng dạy.
Như vậy, theo quy định, giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm:
(1) Thực hiện đầy đủ và có chất lượng nội dung giảng dạy theo đúng yêu cầu được mời;
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về giảng dạy, thi, đánh giá kết quả học tập;
Giữ gìn phẩm chất, uy tín và danh dự của giảng viên, tôn trọng nhân cách, đối xử công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học.
(2) Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo của đơn vị và của Kiểm toán Nhà nước khi được yêu cầu.
(3) Tuân thủ sự phân công của đơn vị mời giảng về thời gian, nhiệm vụ và chuyên môn giảng dạy.
Giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước được hưởng những chế độ chính sách gì?
Chế độ chính sách đối với giảng viên thỉnh giảng được quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy định về giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1826/QĐ-KTNN năm 2012 như sau:
Chế độ chính sách đối với giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên
1. Đối với giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước
a) Được hưởng chế độ thù lao giảng dạy và kinh phí biên soạn tài liệu; được cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị giảng dạy theo quy định của Nhà nước và cña Kiểm toán Nhà nước.
b) Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng phương pháp sư phạm đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy; được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học của Kiểm toán Nhà nước.
c) Được xác nhận thời gian tham gia giảng dạy tại Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét bổ nhiệm các chức danh phó giáo sư, giáo sư, phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, “Nhà giáo nhân dân” theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Báo cáo viên của đơn vị thực hiện chế độ chính sách như quy định tại điểm a, b khoản 1, điều này.
Như vậy, theo quy định, giảng viên thỉnh giảng của Kiểm toán Nhà nước được hưởng các chế độ chính sách sau đây:
(1) Được hưởng chế độ thù lao giảng dạy và kinh phí biên soạn tài liệu;
Được cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị giảng dạy theo quy định của Nhà nước và cña Kiểm toán Nhà nước.
(2) Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng phương pháp sư phạm đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy;
Được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học của Kiểm toán Nhà nước.
(3) Được xác nhận thời gian tham gia giảng dạy tại Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét bổ nhiệm các chức danh phó giáo sư, giáo sư, phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, “Nhà giáo nhân dân” theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?