Giám sát đầu tư của cộng đồng là gì? Việc giám sát đầu tư của cộng đồng đối với dự án PPP gồm những nội dung nào?
Giám sát đầu tư của cộng đồng là gì?
Giám sát đầu tư của cộng đồng được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP thì giám sát đầu tư của cộng đồng là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là địa bàn cấp xã) nhằm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đầu tư (trừ các chương trình, dự án bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật).
Giám sát đầu tư của cộng đồng là gì? (Hình từ Internet)
Việc giám sát đầu tư của cộng đồng đối với dự án PPP gồm những nội dung nào?
Việc giám sát đầu tư của cộng đồng đối với dự án PPP gồm những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 86 Nghị định 29/2021/NĐ-CP như sau:
Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước và dự án PPP:
a) Theo dõi, kiểm tra sự phù hợp của quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
b) Theo dõi, kiểm tra việc chủ đầu tư chấp hành các quy định về: chỉ giới đất đai và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; tiến độ, kế hoạch đầu tư;
c) Tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án;
d) Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án;
đ) Phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án;
e) Việc thực hiện công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư.
2. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn khác thực hiện theo các điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều này,
3. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các chương trình, dự án đầu tư có nguồn vốn và công sức của cộng đồng, dự án sử dụng ngân sách cấp xã hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã:
a) Thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức và chủng loại vật tư theo quy định; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình.
Như vậy, theo quy định trên thì việc giám sát đầu tư của cộng đồng đối với dự án PPP gồm những nội dung sau:
- Theo dõi, kiểm tra sự phù hợp của quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
- Theo dõi, kiểm tra việc chủ đầu tư chấp hành các quy định về: chỉ giới đất đai và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng; xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; tiến độ, kế hoạch đầu tư;
- Tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các dự án;
- Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư, vận hành dự án;
- Phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án;
- Việc thực hiện công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư.
Ai có trách nhiệm thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho dự án?
Ai có trách nhiệm thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho dự án, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 87 Nghị định 29/2021/NĐ-CP như sau:
Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã:
a) Chủ trì thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Thành phần của Ban ít nhất là 05 người, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Thanh tra nhân dân và đại diện người dân trên địa bàn;
b) Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các chương trình, dự án trên địa bàn và thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước khi thực hiện;
c) Hướng dẫn Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đầu tư theo quy định của pháp luật và Nghị định này; hỗ trợ Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc thông tin liên lạc, lập và gửi các Báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?