Ban Giám sát đầu tư cộng đồng theo quy định được tổ chức như thế nào? Thành phần của Ban Giám sát gồm những ai?
Ban Giám sát đầu tư cộng đồng được tổ chức như thế nào? Thành phần của Ban Giám sát gồm những ai?
Tải trọn bộ các văn bản về Ban Giám sát đầu tư cộng đồng hiện hành: Tải về
Căn cứ theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 29/2021/NĐ-CP có quy định:
Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã:
a) Chủ trì thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Thành phần của Ban ít nhất là 05 người, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Thanh tra nhân dân và đại diện người dân trên địa bàn;
b) Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các chương trình, dự án trên địa bàn và thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước khi thực hiện;
c) Hướng dẫn Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đầu tư theo quy định của pháp luật và Nghị định này; hỗ trợ Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc thông tin liên lạc, lập và gửi các Báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;
d) Hướng dẫn, động viên cộng đồng tích cực thực hiện quyền giám sát đầu tư theo quy định của Nghị định này;
đ) Xác nhận các văn bản phản ánh, kiến nghị của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trước khi gửi các cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó thì Ban Giám sát đầu tư cộng đồng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì thành lập cho từng chương trình, dự án.
Thành phần của Ban giám sát đầu tư cộng đồng có ít nhất là 05 người, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Thanh tra nhân dân và đại diện người dân trên địa bàn.
Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều này còn có nêu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã căn cứ điều kiện của xã, bố trí địa điểm làm việc để Ban giám sát đầu tư cộng đồng tổ chức các cuộc họp và lưu trữ tài liệu phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng; tạo điều kiện sử dụng các phương tiện thông tin, liên lạc của Ủy ban nhân dân xã phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng.
Ban Giám sát đầu tư cộng đồng theo quy định được tổ chức như thế nào? Thành phần của Ban Giám sát gồm những ai? (Hình từ Internet)
Ban giám sát đầu tư cộng đồng có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 87 Nghị định 29/2021/NĐ-CP thì Ban giám sát đầu tư cộng đồng có nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng theo chương trình, kế hoạch đã đề ra; tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của Nghị định này; tiếp nhận và thông tin cho công dân biết ý kiến trả lời của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về những kiến nghị của mình;
- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng.
Ban giám sát đầu tư cộng đồng có các quyền gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 85 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về quyền hạn của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng như sau:
Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
...
2. Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được quyền:
a) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, các quy hoạch khác liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trả lời về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu chủ chương trình, chủ đầu tư trả lời, cung cấp các thông tin phục vụ việc giám sát đầu tư: Quyết định đầu tư; thông tin về chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, địa chỉ liên hệ; tiến độ và kế hoạch đầu tư; diện tích chiếm đất và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết và phương án kiến trúc; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; phương án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
Đối với các chương trình, dự án đầu tư có nguồn vốn và công sức của cộng đồng, dự án sử dụng ngân sách cấp xã hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã, ngoài các nội dung trên, chủ chương trình, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về quy trình, quy phạm kỹ thuật, chủng loại và định mức vật tư; kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình;
d) Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, chủ chương trình, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp các tài liệu tại các điểm a, b, c khoản này cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?