Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Sở Nội vụ phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
- Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Sở Nội vụ phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
- Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Sở Nội vụ có những quyền hạn cụ thể nào?
- Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Sở Nội vụ được đánh giá hoàn thành công việc dựa trên những tiêu chí nào?
Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Sở Nội vụ phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
Trình độ đào tạo đối với Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Sở Nội vụ được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Bản mô tả việc làm vị trí Giám đốc tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BNV như sau:
Tên VTVL: Giám đốc
...
5. Các yêu cầu về trình độ, năng lực
5.1. Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất cá nhân
...
Theo đó, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Sở Nội vụ phải tốt nghiệp đại học trở lên ngành lưu trữ.
Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp (chậm nhất trong vòng 12 tháng kể từ ngày được bổ nhiệm) hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành lưu trữ.
Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Sở Nội vụ phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo? (Hình từ internet)
Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Sở Nội vụ có những quyền hạn cụ thể nào?
Quyền hạn của Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Sở Nội vụ quy định tại Mục 4 Bản mô tả việc làm vị trí Giám đốc tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BNV như sau:
Tên VTVL: Giám đốc
...
4. Phạm vi quyền hạn
...
Theo đó, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Sở Nội vụ có những quyền hạn cụ thể như sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các hoạt động của đơn vị sự nghiệp.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các đơn vị thuộc quyền quản lý.
- Quản lý viên chức, người lao động do cấp có thẩm quyền giao.
- Chủ tài khoản, con dấu của đơn vị.
- Được ủy quyền cho một cấp phó ký thay các văn bản thuộc thẩm quyền và điều hành hoạt động của đơn vị khi vắng mặt.
Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Sở Nội vụ được đánh giá hoàn thành công việc dựa trên những tiêu chí nào?
Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Sở Nội vụ được quy định tại Mục 2 Bản mô tả việc làm vị trí Giám đốc tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BNV.
Theo đó, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của Giám đốc Trung tâm Lưu trữ lịch sử thuộc Sở Nội vụ được dựa theo từng nhiệm vụ mà Giám đốc đảm nhiệm, cụ thể như sau:
(1) Nhiệm vụ: Công tác lãnh đạo, quản lý
+ Công việc cụ thể:
++ Quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp về hoạt động của cơ quan, tổ chức.
++ Tổ chức triển khai nhiệm vụ của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được cấp có thẩm quyền giao.
++ Phân công nhiệm vụ cho Phó Giám đốc và ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị cấu thành (nếu có).
++ Ban hành Quy chế làm việc và các quy chế, nội quy phục vụ việc quản lý, chỉ đạo, điều hành đơn vị.
++ Chỉ đạo ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào thực tiễn công tác của đơn vị.
+ Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Kết quả đánh giá, xếp loại cơ quan, tổ chức mà mình là người đứng đầu.
(2) Nhiệm vụ: Công tác chuyên môn, nghiệp vụ
+ Công việc cụ thể:
++ Chỉ đạo trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch về tài liệu lưu trữ đang được giao quản lý.
++ Chỉ đạo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành kế hoạch thực hiện các hoạt động lưu trữ đối với tài liệu được giao quản lý.
++ Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ trong phạm vi quyền hạn được giao.
++ Chỉ đạo thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ theo quy định của pháp luật.
+ Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Kết quả đánh giá, xếp loại cơ quan, tổ chức mà mình là người đứng đầu.
(3) Nhiệm vụ: Công tác tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
+ Công việc cụ thể:
++ Trình cấp có thẩm quyền quyết định về tổ chức bộ máy, nhân sự theo thẩm quyền.
++ Quản lý, sử dụng viên chức, người lao động theo phân cấp của cấp có thẩm quyền.
++ Thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của cấp có thẩm quyền.
++ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân cấp và phân công của cấp có thẩm quyền.
+ Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc:
++ Ban hành các quy chế, quy định để triển khai thực hiện nhiệm vụ.
++ Xây dựng tổ chức đoàn kết nội bộ, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch công tác.
(4) Nhiệm vụ: Quản lý tài sản, tài chính
+ Công việc cụ thể: Quản lý cơ sở vật chất, vật tư, tài sản và tài chính của đơn vị theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của cấp có thẩm quyền.
+ Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Cơ sở vật chất, vật tư, tài sản và tài chính được quản lý theo quy chế, quy định của pháp luật và theo phân cấp.
(5) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của cấp có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi làm việc đối với người xin vào Đảng là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu bài phát biểu trong ngày truyền thống cựu chiến binh ngắn gọn? Ngày truyền thống của Cựu chiến binh là ngày mấy?
- Một số mẫu bản kiểm điểm cuối năm thông dụng? Lưu ý khi viết bản kiểm điểm cuối năm? Bản kiểm điểm cuối năm là gì?
- Có phải lấy thêm ý kiến của chuyên gia tư vấn độc lập trước khi quyết định phê duyệt danh mục thuộc ngân hàng nhà nước không?
- Tại sao năm 2025 không có 30 Tết? Bao nhiêu năm nữa mới có 30 Tết? Năm 2025 NLĐ được nghỉ lễ, tết ngày nào?