Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa không?
- Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa không?
- Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương thực hiện trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa có thời hạn tối đa bao nhiêu tháng?
- Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong xuất nhập khẩu hàng hóa?
Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa không?
Phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương được quy định tại Điều 2a Thông tư 30/2016/TT-BCT, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT như sau:
Phạm vi giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương
Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương gồm giám định tư pháp về các vấn đề chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực:
1. Năng lượng.
2. Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.
3. Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.
4. An toàn kỹ thuật công nghiệp.
5. An toàn thực phẩm.
6. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
7. Thương mại điện tử.
8. Quản lý thị trường.
9. Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
10. Xúc tiến thương mại.
11. Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa.
Ngoài ra, giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương gồm giám định tư pháp về các vấn đề chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật còn trong các lĩnh vực sau:
- Năng lượng.
- Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp.
- Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.
- An toàn thực phẩm.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
- Thương mại điện tử.
- Quản lý thị trường.
- Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Xúc tiến thương mại.
- Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương có thực hiện trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa(Hình từ Internet)
Giám định tư pháp trong lĩnh vực công thương thực hiện trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa có thời hạn tối đa bao nhiêu tháng?
Thời hạn giám định tư pháp được quy định tại Điều 14a Thông tư 30/2016/TT-BCT, được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 01/2021/TT-BCT như sau:
Thời hạn giám định tư pháp
1. Thời hạn giám định tư pháp:
a) Tối đa 03 tháng đối với các trường hợp quy định tại Điều 2a của Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này. Trường hợp giám định vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực công thương quy định tại Điều 2a của Thông tư này trở lên hoặc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng;
b) Tối đa 09 ngày đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại khoản 5 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
c) Tối đa 01 tháng đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại khoản 6 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
2. Thời hạn giám định tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày Bộ Công Thương, Sở Công Thương nhận được quyết định của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định; hoặc từ ngày giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được trưng cầu trực tiếp nhận được quyết định của người trưng cầu giám định kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.
3. Trường hợp cần thiết, thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa đối với loại việc đó.
Theo đó, thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa tối đa 03 tháng, trừ trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
Trường hợp giám định vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực công thương trở lên hoặc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng;
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong xuất nhập khẩu hàng hóa?
Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý và phát triển các ngành xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định tại khoản 15 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP như sau:
- Về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa:
+ Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước;
+ Quản lý về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh hàng hóa, thương mại biên giới, hoạt động ủy thác, ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu, đại lý mua bán, gia công, xuất xứ hàng hóa;
+ Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và thương mại biên giới theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?