Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền có bắt buộc phải thực hiện tại Tòa án hay không?
- Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền có bắt buộc phải thực hiện tại Tòa án hay không?
- Tranh chấp lao động đã được giải quyết tại Hội đồng trọng tài nhưng một trong các bên không thi hành quyết định thì bên còn lại có được yêu cầu Tòa án giải quyết không?
- Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được quy định như thế nào?
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền có bắt buộc phải thực hiện tại Tòa án hay không?
Căn cứ tại Điều 191 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
a) Hòa giải viên lao động;
b) Hội đồng trọng tài lao động;
c) Tòa án nhân dân.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Theo đó, tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Như vậy, theo quy định, việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động, nếu hòa giải không thành thì các bên có quyền lựa chọn giải quyết tại Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án.
Điều này cũng có nghĩa là không bắt buộc phải giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Tòa án.
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền có bắt buộc phải thực hiện tại Tòa án hay không? (Hình từ Internet)
Tranh chấp lao động đã được giải quyết tại Hội đồng trọng tài nhưng một trong các bên không thi hành quyết định thì bên còn lại có được yêu cầu Tòa án giải quyết không?
Căn cứ Điều 193 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hội đồng trọng tài lao động
...
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật này mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết mà lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Điều này thì trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.
5. Khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
6. Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo đó, trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, theo quy định, tranh chấp lao động đã được giải quyết tại Hội đồng trọng tài lao động nhưng một trong các bên không thi hành quyết định thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được quy định như thế nào?
Theo đó, tại Điều 192 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền như sau:
- Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 188 của Bộ luật Lao động 2019.
Đối với tranh chấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật Lao động 2019 mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì hòa giải viên lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật Lao động 2019 mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
+ Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 193 của Bộ luật Lao động 2019;
+ Yêu cầu Tòa án giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 là tháng gì của con trai? Tháng 12 2024 có lễ gì? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày?
- Ai là người chỉ huy cao nhất trong quân đội và công an hiện nay? Người chỉ huy cao nhất trong quân đội và công an do ai bổ nhiệm?
- Bản kiểm điểm cuối năm của đảng viên được lưu trữ tại đâu? Mẫu bản kiểm điểm cuối năm của đảng viên được quy định ở đâu?
- Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính? Xem cẩm nang ở đâu?
- Cách viết phần tự đánh giá trong phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức? Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng viên chức mới nhất?