Giải quyết ly hôn khi Tòa án triệu tập nhưng không đến thì vụ án ly hôn có được xét xử cho ly hôn không?
Đương sự trong vụ án ly hôn được Tòa án triệu tập mà không có mặt thì giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định cụ thể vấn đề này như sau
“Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa; trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai; đương sự hoặc người đại diện của họ; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa; thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện; và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó; trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa; thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”
Theo quy định của pháp luật, nếu Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà đương sự vẫn vắng mặt thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt nếu là bị đơn còn nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện.
Như vậy, trong trường hợp này, Tòa án triệu tập vợ bạn đến lần thứ 3 rồi mà không đến thì Tòa án sẽ xét xử vụ án ly hôn vắng mặt vợ theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Giải quyết ly hôn khi Tòa án triệu tập nhưng không đến thì vụ án ly hôn có được xét xử cho ly hôn không? (Hình từ Internet)
Trường hợp bị đơn được triệu tập không đến thì Tòa án có xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục rút gọn không?
Theo pháp luật về tố tụng dân sự thì muốn được xét xử theo thủ tục rút gọn, thì vụ án phải đáp ứng đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Điều 317. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
1. Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Theo đó chưa xét đến các yếu tố khác, trường hợp vợ anh được triệu tập mà không đến do đã bỏ đi khỏi nơi cư trú, có thể xem hiện tại không xác định được nơi cư trú và không có địa chỉ rõ ràng thì không thể xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục rút gọn được.
Bị đơn vắng mặt tại phiên xét xử vụ án ly hôn thì có thể kháng cáo không?
Căn cứ quy định tại Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về vấn đề này như sau:
"Điều 271. Người có quyền kháng cáo
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm."
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án
Như vậy theo quy định trên thì đương sự có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm. Trường hợp bị đơn là người vợ không có mặt tại phiên tòa xét xử vụ án ly hôn nhưng trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu vợ anh trở về thì vẫn có thể kháng cáo bản án đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?