Giá bán lẻ thuốc là gì? Việc niêm yết giá bán lẻ thuốc được thực hiện bằng hình thức nào theo quy định?
Giá bán lẻ thuốc là gì?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 54/2017/NĐ-CP có giải thích là giá bán lẻ thuốc là giá bán trực tiếp cho người mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc.
Giá bán lẻ thuốc là gì? Việc niêm yết giá bán lẻ thuốc được thực hiện bằng hình thức nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Việc niêm yết giá bán lẻ thuốc được thực hiện bằng hình thức nào?
Việc niêm yết giá bán lẻ thuốc được thực hiện bằng hình thức theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 135 Nghị định 54/2017/NĐ-CP như sau:
Niêm yết giá thuốc
…
2. Yêu cầu đối với việc niêm yết giá thuốc:
a) Việc niêm yết giá bán buôn được thực hiện bằng hình thức thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp và phải thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Việc niêm yết giá bán lẻ thuốc được thực hiện bằng các hình thức in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp và phải thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không che khuất nội dung bắt buộc của nhãn thuốc;
c) Đồng tiền niêm yết giá là đồng Việt Nam;
d) Giá niêm yết là giá đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của thuốc.
Như vậy, theo quy định trên thì việc niêm yết giá bán lẻ thuốc được thực hiện bằng hình thức in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp và phải thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không che khuất nội dung bắt buộc của nhãn thuốc.
Cơ sở bán lẻ thuốc phải niêm yết giá bán lẻ tại đâu?
Cơ sở bán lẻ thuốc phải niêm yết giá bán lẻ tại đâu, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 135 Nghị định 54/2017/NĐ-CP có quy định về niêm yết giá thuốc như sau:
Niêm yết giá thuốc
1. Trách nhiệm niêm yết giá thuốc:
a) Các cơ sở bán buôn thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán buôn từng loại thuốc tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở bán buôn thuốc;
b) Các cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc;
c) Cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc không được bán cao hơn giá do cơ sở đã niêm yết.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện niêm yết giá bán lẻ tại cơ sở bán lẻ thuốc.
Cơ sở bán lẻ thuốc có được tổ chức bán lẻ thuốc lưu động không?
Cơ sở bán lẻ thuốc có được tổ chức bán lẻ thuốc lưu động không, thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, khoản 15 Điều 4 Nghị định 155/2018/NĐ-CP có quy định về điều kiện bán lẻ thuốc lưu động như sau:
Điều kiện bán lẻ thuốc lưu động
1. Cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất thuốc;
b) Cơ sở bán buôn thuốc;
c) Cơ sở bán lẻ thuốc;
d) Cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Người bán lẻ thuốc lưu động phải là nhân viên của cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này và có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 13 của Luật dược.
3. Thuốc bán lẻ lưu động phải còn hạn dùng tối thiểu 06 tháng và được bảo quản bằng các phương tiện, thiết bị bảo đảm vệ sinh, tránh tiếp xúc với mưa, nắng.
4. Tại nơi bán lẻ thuốc lưu động phải có biển hiệu ghi rõ tên, địa chỉ của cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, họ tên người bán, địa bàn hoạt động.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở bán lẻ thuốc được tổ chức bán lẻ thuốc lưu động.
Danh mục thuốc bán lẻ lưu động gồm các loại thuốc nào?
Danh mục thuốc bán lẻ lưu động gồm các loại thuốc được quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 54/2017/NĐ-CP như sau:
Danh mục và địa bàn bán lẻ thuốc lưu động
1. Danh mục thuốc bán lẻ lưu động gồm các thuốc đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Thuộc danh mục thuốc không kê đơn;
b) Thuốc chỉ yêu cầu bảo quản ở điều kiện bình thường;
c) Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường của người dân địa phương.
2. Căn cứ các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này, Giám đốc Sở Y tế công bố danh mục, địa bàn được bán lẻ thuốc lưu động trên địa bàn.
Như vậy, theo quy định trên thì danh mục thuốc bán lẻ lưu động gồm các loại thuốc sau:
- Thuộc danh mục thuốc không kê đơn;
- Thuốc chỉ yêu cầu bảo quản ở điều kiện bình thường;
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường của người dân địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?